Agent – Giao dịch qua trung gian qua đại lý và môi giới
Agent – Giao dịch qua trung gian là hình thức giao dịch mua bán được thực hiện thông qua bên thứ ba, người này sẽ được trả công bằng một khoản tiền nhất định nào đó :
Agent là người hoặc công ty được ủy thác của một người hay của công ty khác để thực hiện các việc mua bán hay phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vận tải, bảo hiểm … Các công việc này được thực hiện theo một hợp đồng gọi là hợp đồng đại lý.
1. Đại lý :
a. Theo phạm vi quyền hạn được ủy thác, có thể chia làm các loại:
– Đại lý toàn quyền (Universal Agent): Được toàn quyền thay mặt người ủy thác làm những công việc mà người ủy thác làm.
– Tổng đại lý (General Agent): Chỉ được quyền thay mặt người ủy thác làm một số việc nhất định nào đó như ký hợp đồng hoặc phân phối hàng hóa.
– Đại lý đặc biệt (Special Agent): người đại lý chỉ được làm một số công việc nào đó, trong một thời gian giới hạn do người ủy thác quyết định, ví dụ ủy thác thu mua một lượng gạo tại địa phương trong một thời gian nào đó.
b. Theo quan hệ giữa người đại lý và người ủy thác, có thể chia làm :
– Đại lý ủy thác (Trust Agent): người đại lý được hành động mọi việc thay cho người ủy thác với danh nghĩa và chi phí do người ủy thác chịu. Tiền thù lao thường là một khoản tiền hay tỷ lệ % trị giá của lô hàng thực hiện.
– Đại lý hoa hồng (Commission Agent): người đại lý hoạt động theo danh nghĩa của chính mình, nhưng chi phí do angười ủy thác cung cấp, và ăn theo hoa hồng do sản phẩm hoăc dịch vụ làm được .
– Đại lý kinh tiêu (Merchant Agent): là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình, tiền công là hoa hồng do bán hàng trích lại.
Hợp đồng đại lý phải được xác lập bằng văn bản với các những nội dung chủ yếu sau:
– Tên, địa chỉ của các bên;
– Hàng hoá đại lý;
– Hình thức đại lý;
– Thù lao đại lý;
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.
Hợp đồng đại lý được chấm dứt trong những trường hợp sau:
– Hợp đồng đã được thực hiện xong hoặc hết thời hạn hiệu lực;
– Các bên thoả thuận bằng văn bản chấm dứt hợp đồng trước khi hết thời hạn hiệu lực;
– Hợp đồng bị vô hiệu khi nội dung hợp đồng hoặc việc thực hiện hợp đồng trái với qui định của pháp luật;
– Một bên đơn phương đình chỉ hợp đồng khi việc vi phạm hợp đồng của bên kia là điều kiện để đình chỉ hợp đồng mà các bên thoả thuận;
– Các trường hợp khác do pháp luật qui định.
2. Môi giới (Broker):
Là người hoặc công ty trung gian giữa mua và bán, được bên mua hoặc bên bán ủy thác mua bán hàng hoá hay dịch vụ. Khi tiến hành công việc, người môi giới đứng trên danh nghĩa của người ủy thác, chỉ liên hệ chứ không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm khi khách hàng không chịu thực hiện hợp đồng.
Quan hệ người ủy thác và môi giới dựa trên việc ủy thác từng lần một chứ không hợp đồng lâu dài.
3. Thuận lợi và khó khăn của giao dịch qua trung gian:
Người trung gian am hiểu thị trường, các pháp luật, tập quán buôn bán, thủ tục mua bán tại địa phương nên tiết kiệm được thời gian, tránh được rủi ro.
Người ủy thác không cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, giảm được các chi phí trung gian nhờ hệ thống có sẵn của trung gian.
Nhược điểm là công ty không có được sự liên hệ trực tiếp với khách hàng, với thị trường nên phản ứng chậm trước cạnh tranh. Vốn thường bị chiếm dụng, lợi nhuận bị san sẻ, bị yêu sách khi các nhà đại lý, trung gian bán được hàng.
AMEX (American Stock Exchange)
AMEX (American Stock Exchange) là sàn giao dịch chứng khoán thế giới được phát triển từ một công ty chứng khoán nhỏ. Hiện nay công ty đứng thứ 2 trên thị trường chứng khoán Mỹ. Sự khác biệt của nó với các sàn giao dịch khác là tại đây niêm yết những cổ phiếu của các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển (các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Có hai chỉ số chính trên sàn giao dịch: AMEX Major Market Index và AMEX Market Value Index.
American Stock Exchange – AMEX là sàn giao dịch chứng khoán đặt tại 86 Trinity Place ở trung tâm Mahattan, New York, có khối lượng giao dịch lớn thứ 3 của Mỹ. AMEX tồn tại dưới hình thức một tổ chức tương hỗ, thuộc quyền sở hữu của các thành viên.
AMEX có nguồn gốc xa xôi từ những hoạt động mua bán chứng khoán ngoài chợ trời của những tay môi giới ở trên lề đường Broad Street gần Exchange Place. Vì vậy AMEX còn có tên gọi khác là “The Curb”, có nghĩa là “lề đường”.
Vài năm trở lại đây hoạt động kinh doanh chính của AMEX đã chuyển dần từ cổ phiếu sang các hợp đồng quyền chọn (option) và ETF (Exchange – Traded Funds, một dạng quĩ tương hỗ đầu tư chứng khoán), dù vậy nó vẫn tiếp tục tiến hành giao dịch các loại cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ. Năm 1998, AMEX đã sáp nhập với NASD, Hiệp hội quốc gia các nhà kinh doanh chứng khoán (doanh nghiệp chủ quản của NASDAQ), hình thành nên Tập đoàn thị trường Nasdaq – Amex trong đó AMEX vẫn là một phần độc lập của công ty mẹ NASD. Sau khi có bất đồng xảy ra giữa các thành viên AMEX và NASD thì AMEX đã mua lại quyền kiểm soát AMEX từ NASD vào năm 2004.
Trong 3 sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ, thì AMEX được coi là có chính sách thoáng nhất về vấn đề niêm yết công ty, khi mà hầu hết công ty của nó nhìn chung là các công ty nhỏ hơn nếu so với NASDAQ và NYSE. AMEX cũng chuyên về giao dịch các loại cổ phiếu ETFs, và chứng khoán lai. Đa phần các loại cổ phiếu ETFs được niêm yết của Mỹ được giao dịch tại AMEX, bao gồm cả SPDR và hầu hết cổ phiếu của Powershares.
Trong số các công ty lớn có cổ phiếu niêm yết trên AMEX phải nhắc đến British American Tobacco, Imperial Oil Limited, Seaboard Corporation, Bio-Rad Laboratories. Một điểm đáng lưu ý là cổ phiếu của công ty Seaboard Corporation chưa bao giờ được chia nhỏ kể từ khi niêm yết công khai, mỗi cổ phiếu của công ty này hiện có giá vào khoảng $1300.
Chỉ số tổng hợp AMEX, chỉ số bình quân gia quyền của tất cả các chỉ các cổ phiếu niêm yết trên sàn, đạt mức điểm đóng cửa cao kỉ lục 2069,16 điểm vào ngày 30/11/2006.
Sự khác nhau giữa NYSE, AMEX và NASDAQ
Các nhà đầu tư chứng khoán có rất nhiều chiến lược và lựa chọn giúp họ đạt được lợi nhuận từ thị trường. Bên cạnh đó, họ cũng có thể tham gia vào nhiều thị trường chứng khoán khác nhau. Phần lớn cổ phiếu của các công ty tại Mỹ được niêm yết trên một trong ba thị trường sau: New York Stock Exchange (NYSE), American Stock Exchange (AMEX) và National Association of Securities Dealers (NASDAQ). Mặc dù cả ba sàn giao dịch đều hoạt động tương tự theo cùng một phương thức và có cùng một mục đích nhưng giữa chúng vẫn có những sự khác biệt nho nhỏ. Hiểu được sự khác biệt giữa NYSE, AMEX và NASDAQ sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về phương cách hoạt động của các sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ.
Khái niệm cơ bản về sàn giao dịch chứng khoán
Các công ty bán cổ phiếu cho nhà đầu tư với mục đích huy động vốn. Các sàn giao dịch chứng khoán là nơi những người mua cổ phiếu ban đầu có thể bán cổ phiếu của họ cho các nhà đầu tư khác, đồng thời cũng là nơi để các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu với nhau. Các sàn giao dịch chứng khoán hoạt động độc lập trên toàn thế giới; NYSE, AMEX và NASDAQ là ba thị trường chứng khoán được đặt tại Hoa Kỳ và là lựa chọn hàng đầu của các nhà giao dịch chứng khoán trên toàn cầu.
New York Stock Exchange (NYSE)
Về số lượng, NYSE là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Mỹ. Kết hợp với các sàn chứng khoán Deutsche Boerse và Euronext của Châu Âu, NYSE niêm yết cổ phiếu của các công ty từ khắp nơi trên thế giới. Không giống như NASDAQ, NYSE là nơi mà các nhà giao dịch đại diện cho các tổ chức lớn hoặc các cá nhân có giá trị đầu tư cao đăng ký thực hiện giao dịch trực tiếp. Sự phát triển của mạng lưới thông tin liên lạc điện tử tiếp tục giúp NYSE có thêm hình thức giao dịch trực tuyến.
American Stock Exchange (AMEX)
AMEX có quy mô nhỏ hơn NYSE và là lựa chọn của các công ty nhỏ không thể đáp ứng được yêu cầu niêm yết của NYSE. Năm 2008, NYSE mua lại AMEX, điều này cho phép các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu của AMEX cùng với các công ty trên sàn NYSE. Nhiều quỹ giao dịch, quỹ tương hỗ cũng có nguồn gốc từ AMEX trước khi phổ biến trên toàn thế giới.
National Association of Securities Dealers (NASDAQ)
Không giống như các sàn giao dịch khác ở Mỹ, NASDAQ không có sàn giao dịch trực tiếp. Các giao dịch của NASDAQ được thực hiện trực tuyến, điều này cung cấp sự bình đẳng trong việc truy cập cho các cá nhân và các tổ chức trên toàn thế giới. NASDAQ là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty công nghệ mới thành lập vì hầu hết các công ty này không thể đáp ứng được yêu cầu niêm yết của NYSE. Sự gắn bó của các công ty như Baidu, First Solar và Apple giúp cho NASDAQ được định giá cao và sánh ngang với NYSE trong vai trò là những sàn giao dịch có quy mô lớn tại Mỹ.
APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương)
APEC chính là một diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương và được ra đời từ 3 thập kỷ gần đây.
Hiện tại APEC bao gồm 21 thành viên, trong đó chiếm 52% diện tích lãnh thổ và 59% dân số cũng như đã đóng góp 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại trên thế giới.
APEC được ra đời vào tháng 11 năm 1989, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chứuc ở Can-bê-ra thuộc ÚC, khi đó có 12 thành viên sáng lập là Mỹ, Nhật bản, Australia, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brenei, Malaysia và Indonesia.
Đến tháng 11 năm 1991 thì Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan được kết nạp vào APEC, tháng 11/1993, Papua New Guinea, Mexico kết nạp vào APEC, tháng 11/1994 thì APEC kết nạp thêm Chi-lê.
Vào tháng 11 năm 1998 thì Việt Nam, Nga và Pê -ru kết nạp vào APEC và cũng từ đây thì APEC đã ngừng kết nạp thành viên trong 10 năm nhằm củng cố tổ chức.
Tóm lại: Cho đến thời điểm bây giờ thì APEC có 21 thành viên là những tổ chức kinh tế lớn trên hàng đầu thế giới, có khoảng hơn 2,8 tỉ dân, 52% diện tích lãnh thổ, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên, 59% tổng sản phẩm quốc nội, 49% thương mại thế giới.
Mục tiêu chính của APEC
- Luôn duy trì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, lợi ích chung của nhân dân và các nền kinh tế trong khu vực, giúp góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế trên thế giới
- Phát huy những lợi ích tích cực của sự phụ thuộc kinh tế, giúp phát triển kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá, dịch vụ và công nghệ.
- Xây dụng và phát triển hệ thống thương mại đa biên, vì lợi ích của Thái Bình Dương, Châu Á và nước nền kinh tế trong khu vực.
- Hỗ trợ giảm dần những rào cản đối với các nền kinh tế thương mại hàng hoá, dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
–> Vào năm 1994, chính Bogor đã xác định mục tiêu chính của APEC đó chính là thực hiện tự do hoá thương mại cũng như đầu tư tại Châu Á – Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020.
Nguyên tắc hoạt động của APEC
- APEC hoạt động chủ yếu trên cơ sơ hợp tác cùng có lợi của các thành viên, đây chính là một tổ chức có sự đa dạng về chính trị, văn hoá, kinh tế giữa các thành viên, cho nên quá trình hợp tác phải đảm bảo được tất cả các nền kinh tế của APEC đều phải có lợi, bất kể các sự chênh lệnh về mức độ phát triển.
- Sự đồng thuận trong APEC chính là cam kết mà các thành viên phải nhất trí và đi đến thống nhất.
- APEC hoạt động dựa trên sự nhất trí của các thành viên.
- Phải phù hợp với các nguyên tắc của WTO/GATT, thực hiện chế độ đa phương của WTO và đây không phải là một liên minh thuế quan hay một khu vực Tư do thương mại như AFTA hay NAFTA.
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia APEC
Cơ hội
Khi Việt Nam tham gia vào APEC thì đây chính là bước ngoặt lớn cho chúng ta trong vệc phát triển nền kinh tế, kèm theo đó là những cơ hội lớn như:
- Giúp nâng cao vị thế vững chắc của Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo cho chúng ta có tiếng nói nhất định trọng việc định hướng phát triển kinh tế chung của thế giới.
- Hỗ trợ khai thác các tiềm năng thông qua việc hợp tác với nhiều đối tác trong APEC, giúp thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
- Giúp nâng cao và cải cách cơ cấu kinh tế, giúp xoá bỏ cơ chế bao cấp trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đây mạnh sự phát triển nhiều thành phần kinh tế.
- Đây chính là cơ hội giúp Việt Nam có quan hệ đối ngoại, giúp duy trì sự ổn định an ninh quốc gia.
Thách thức
- Do trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp cho nên năng lực cạnh tranh trong khối còn yếu kém.
- Tồn đọng nhiều sự tồn tại trong cơ cấu sản xuất và phân bổ nguồn nhân lực kinh tế.
- Đội ngũ nhân lực rất trẻ, nhưng trình độ lại hạn chế về cả kỹ năng chuyên môn và ngôn ngữ.
- Tình trạng khủng hoảng có thể xảy ra do việc cạnh tranh gay gắt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hi vọng qua bài viết về Apec là gì ? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào một tổ chức kinh tế lớn trên thế giới sẽ giúp bạn hiểu hơn về APEC. Chúc các bạn thành công.
ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (thường được gọi là ASEAN) là một tổ chức liên chính phủ chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định khu vực.
ASEAN là viết tắt của “Association of Southeast Asian Nations” – tên tiếng Anh của hiệp hội.
Tổ chức này hiện có 10 quốc gia thành viên: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.
Lý do thành lập ASEAN
ASEAN được thành lập cách đây nửa thế kỷ vào năm 1967 bởi 5 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
Đó là thời điểm đang có sự phân cực bởi Chiến tranh Lạnh, và liên minh này nhằm thúc đẩy sự ổn định trong khu vực. Theo thời gian, nhóm mở rộng và hiện tại có 10 thành viên.
Hợp tác khu vực được tiếp tục mở rộng với việc diễn đàn ASEAN Plus Three được thành lập năm 1997, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Và sau đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bắt đầu diễn ra vào năm 2005 và đã mở rộng sang Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nga và Mỹ.
Nhiệm vụ hiện nay của ASEAN là gì ?
ASEAN nhằm mục đích thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên, cũng như thúc đẩy lợi ích của toàn khu vực, bao gồm tăng trưởng kinh tế và thương mại.
Tổ chức này đã đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên và với các quốc gia khác như Trung Quốc, cũng như giảm bớt việc đi lại trong khu vực cho công dân của các quốc gia thành viên.
Năm 2015, ASEAN thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), một cột mốc quan trọng trong chương trình nghị sự hội nhập kinh tế khu vực của tổ chức. AEC hình thành một thị trường duy nhất với dòng hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động lành nghề, và sự di chuyển vốn tự do hơn trong khu vực.
Đúng như nhiệm vụ ban đầu, tổ chức này hướng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Các nước thành viên đã ký một hiệp ước cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân và hầu hết đã đồng ý với hiệp ước chống khủng bố, bao gồm chia sẻ thông tin tình báo và giảm bớt quá trình dẫn độ nghi phạm khủng bố.
Các thành viên đang hợp tác với nhau thế nào ?
Một trong những mục tiêu của tổ chức là thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và kỹ thuật giữa các thành viên. Giải thưởng Nhà khoa học và công nghệ xuất sắc ASEAN được trao ba năm một lần nhằm công nhận những thành tựu nổi tiếng trong nước và quốc tế trong lĩnh vực này.
Các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm bảo vệ môi trường và động vật hoang dã của khu vực. Trung tâm đa dạng sinh học của Hiệp hội được thành lập để thúc đẩy hợp tác về bảo tồn và phát triển bền vững trong toàn khu vực.
Trong lĩnh vực giáo dục, Mạng lưới Đại học ASEAN được thành lập năm 1995 nhằm thúc đẩy hợp tác học thuật và giữa các thanh niên của các quốc gia thành viên.
Nền kinh tế của ASEAN
Nếu ASEAN là một quốc gia, nó sẽ là nền kinh tế lớn thứ bảy trên thế giới, với tổng GDP là 2,6 nghìn tỷ USD vào năm 2014. Đến năm 2050, ASEAN được dự đoán là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới.
Với dân số hơn 622 triệu người, khu vực này có dân số đông hơn Liên minh châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Nó cũng có lực lượng lao động lớn thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Bán khống (Short Selling)
Khi thị trường chứng khoán đi lên, chiến thuật “mua đáy bán đỉnh” hoạt động vô cùng hiệu quả. Nếu mua cổ phiếu của công ty “ABC” với giá 100$ và bán nó ở mức 150$, trader dễ dàng có 50 USD tiền lãi trừ đi phí hoa hồng và lãi suất. Nhưng, điều gì sẽ xảy ra nếu thị trường chứng khoán không đi lên ? Nếu thị trường chứng khoán đi xuống thì sao? Đây chính là lúc mà bán khống – short selling bước vào cuộc chơi.
Nếu đã mua cổ phiếu của công ty ABC mà giá trị của nó lại giảm xuống còn 50$, trader sẽ lỗ khi bán ra. Bán khống có khả năng kiếm lời từ thị trường chứng khoán dù nó đang đi lên hay đi xuống. Chỉ cần thị trường vẫn tiếp tục đi theo hướng xu hướng mà trader dự đoán, vị thế bán sẽ giúp trader hái ra tiền.
1. Short Selling là gì ?
Short Selling hay short sales hoặc short đều có nghĩa là bán khống. Đây là hoạt động kiếm lời từ thị trường tài chính thông qua việc giá chứng khoán giảm. Thay vì mua đáy bán đỉnh, trader sẽ bán đỉnh mua đáy và kiếm lời dựa trên sự thay đổi giá của tài sản.
Hãy tiếp tục với ví dụ bán khống chứng khoán của công ty ABC trước đó. Nếu trader tin rằng giá cổ phiếu của công ty này sẽ đi xuống, thì thay vì mở giao dịch “mua”, trader mở giao dịch “bán”. Trader vào lệnh giao dịch khi giá cổ phiếu của ABC là 100$. Sau đó, giá cổ phiếu giảm xuống còn 50$. Như vậy, trader kiếm được 50$ lợi nhuận – từ sự chênh lệch giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của cổ phiếu.
Trước khi tìm hiểu tại sao trader bán khống chứng khoán hay bất kỳ công cụ giao dịch nào, hãy cùng xem bán khống – short sales hoạt động như thế nào và làm sao để thực hiện bán khống.
2. Cách thức hoạt động
Một trong những thắc mắc lớn nhất của trader khi mới tìm hiểu bán không là làm thế nào để bán khống cổ phiếu khi không sở hữu chúng ?
Theo bán khống truyền thống, trader sẽ mượn cổ phiếu mà mình không sở hữu (thường là thông qua sàn giao dịch chứng khoán mà trader mở tài khoản). Sau đó, bán những cổ phiếu này ra thị trường với mức giá thấp hơn giá thị trường.
Mục tiêu của trader khi bán khống chứng khoán là sau đó mua lại những cổ phiếu này với mức giá thấp hơn, rồi trả lại cổ phiếu đã vay. Khi đó, lợi nhuận trader thu được là từ sự chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu ban đầu và chi phí mua lại chúng.
3. Công thức tính lợi nhuận thu về của short là gì ?
Công thức tính lợi nhuận thu về từ bán khống (short) tương đối đơn giản. Theo mặc định, các sàn giao dịch trực tuyến sẽ hiển thị lợi nhuận hoặc lỗ ròng trên nền tảng giao dịch mà trader sử dụng. Giá mua lại cổ phiếu so với giá bán ra trước đó càng thấp, thì trader càng thu về nhiều lợi nhuận. Nói cách khác, giá mua lại cổ phiếu được bán khống càng thấp thì lợi nhuận trader thu về càng cao.
Công thức tính lợi nhuận:
(Giá bán – Giá mua lại) x Số lượng tài sản – Chi phí giao dịch = Lợi nhuận
Dưới đây là ý nghĩ của từng thành phần trong công thức
- Giá bán: Mức giá mà trader bán chứng khoán ra thị trường
- Giá mua lại: Mức giá mà trader mua lại các chứng khoán mà họ đã bán khống ra thị trường
- Số lượng tài sản: Số lượng chứng khoán mà trader đã bán ra
- Chi phí giao dịch: Phí giao dịch cho sàn giao dịch chứng khoán
Nếu kết quả của công thức này:
- Dương: Trader có lợi nhuận ròng.
- Âm: Trader có lỗ ròng.
4. Thời điểm bán khống chứng khoán tốt nhất ?
Thực sự, không ai có thể dự đoán tương lai. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhất định vô cùng phù hợp với bán khống chứng khoán. Dưới đây là 3 trường hợp mà trader có thể sử dụng bán khống chứng khoán:
+ Bán khống chứng khoán khi suy thoái kinh tế xảy ra
Trader còn nhớ khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008? Hay bong bóng công nghệ năm 2000? Khủng hoảng xảy ra, mặc dù không thường xuyên,nhưng trader cần chuẩn bị sẵn phương án đối phó với khủng hoảng để ứng phó khi nó thực sự xảy ra.
+ Bán khống chứng khoán khi một công ty xảy ra scandal
Trường hợp này xảy ra thường xuyên hơn khủng hoảng tài chính. Trader còn nhớ vụ bê bối khí thải diesel năm 2015 của Volkswagen chứ?
Hàng quý, các công ty đại chúng sẽ công bố báo cáo tài chính. Dựa trên đó, các nhà phân tích chứng khoán sẽ ước tính lợi nhuận trên từng cổ phiếu và mức thu nhập. Nếu những công ty này không đạt được mức lợi nhuận mong muốn, thì một số trader sẽ bỏ đi số cổ phiếu mà họ đang nắm trong tay hoặc mở vị thế bán mới. Sau một loạt các báo cáo tài chính âm, công ty có thể bắt đầu thấy xu hướng đi xuống.
5. Trader có thể bán khống trên những thị trường chứng khoán nào ?
Dưới đây là một vài ví dụ:
- Ngoại tệ
- Hàng hóa CFD
- Chỉ số CFD
- Trái phiếu CFD
- Cổ phiếu CFD
Vậy, tôi muốn bán khống trên Sàn giao dịch cà phê tương lai thì sao ?
– Điều đó hoàn toàn thực hiện được, vui lòng liên hệ Ben Gia Lai để chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu của bạn ngay bây giờ !
Bán tháo (Bailing Out)
Bán tháo (Bailing Out) là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ này trong bài viết sau đây.
1. Định nghĩa
Bán tháo (Bailing out hay Sell-off) là hành động bán đi một cách nhanh chóng một chứng khoán hay một loại hàng hoá nào đó bất chấp với mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá mua.
Việc bán tháo được thực hiện như một biện pháp nhằm cứu vãn việc thua lỗ khi chứng khoán hay tài sản có dấu hiệu rớt giá trên thị trường.
2. Nguyên nhân
Với thị trường chứng khoán, thông tin được xem là một lợi thế quan trọng. Bất cứ một thông tin “không lành” về nền kinh tế cũng có thể dẫn đến niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán. Việc đó dễ dẫn đến việc bán tháo với hy vọng “lỗ ít nhất có thể”.
Các thông tin có thể gây mất niềm tin của nhà đầu tư có thể kể đến như: dịch bệnh, chiến tranh thương mại, các chính sách vĩ mô bất lợi, doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính với kết quả kinh doanh không tốt,…
3. Cần tỉnh táo khi quyết định
Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bán tháo là sự mất niềm tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp, tâm lý này của nhà đầu tư lại do ảnh hưởng từ những thông tin không chính xác.
Điều này khiến nhà đầu tư phải nhận những khoản thua lỗ không đáng có. Chính vì vậy, việc tỉnh táo, xem xét, phân tích tình hình thị trường là rất cần thiết.
Ở một góc nhìn khác, việc nhạy bén trước những biến động của thị trường, từ đó có những quyết định bán tháo đúng đắn có thể giúp nhà đầu tư hạn chế thấp nhất mức thua lỗ. Việc này giúp họ có nâng cao “sức đề kháng” trước sự biến động của nền kinh tế. Có thể nói, trong giai đoạn khủng hoảng, bán tháo giúp nhà đầu tư tự cứu lấy mình.
Xét tổng quát, bán tháo sẽ tác động khiến thị trường có những diễn biến xấu. Tài sản của nhà đầu tư cũng bị thâm hụt nhanh chóng. Chính vì vậy, việc tỉnh táo để phân tích đúng tình hình trước khi đưa ra quyết định bán tháo hay chờ đợi thị trường giảm đủ sâu để điều chỉnh tăng trở lại là vấn đề quan trọng hàng đầu trong đầu tư.
Bản vị tiền tệ (Money Standard) là gì ?
Bank of America (BoA) – Ngân hàng Bank of America
Bank of America (BOA) là một ngân hàng đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính Mỹ có trụ sở tại Charlotte, North Carolina.
Trước năm 1998, BOA có tên là NationsBank và trước nữa tên là North Carolina National Bank (bởi vì trụ sở của ngân hàng này ở Charlotte, North Carolina). Năm 1998, NationsBank mua lại ngân hàng BankAmerica (trụ sở tại San Francisco) và đặt tên lại là Bank of America.
Đây là công ty cổ phần ngân hàng lớn thứ hai ở Hoa Kỳ tính theo tài sản. Tính đến năm 2013, BOA là công ty lớn thứ hai mươi mốt ở Mỹ tính theo tổng doanh thu.
Năm 2010, tạp chí Forbes liệt kê Bank of America là công ty lớn thứ ba thế giới.
BOA (Mã trên sàn giao dịch chứng khoán NYSE là BAC), là ngân hàng thương mại lớn nhất của Mỹ xét trên phương diện tiền gửi, và cũng đồng thời là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới.
Vụ mua lại ngân hàng Merrill Lynch năm 2008 đã khiến BOA trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới và là một tổ chức tham gia chính trong thị trường ngân hàng đầu tư. Tài sản ngân hàng này năm 2013 là 2102 tỷ USD, thu nhập thuần năm 2013 là 11,43 tỷ USD.
Ngày 21/8/2014, ngân hàng này đã chấp nhận khoản tiền phạt gần 17 tỷ USD do tội lừa dối khách hàng khi tiến hành các hoạt động liên quan tới những khoản cho vay dưới chuẩn, căn nguyên đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào cuộc đại suy thoái 2007-2009.
Tháng 4/2018, Bank of America đã tung ra một trợ lý tài chính hoạt động bằng trí thông minh nhân tạo tên là Erica, và số lượng người dùng Erica đã đạt đến con số 2 triệu. Bank of America cũng đã hợp tác với Wells Fargo, JPMorgan Chase và các ngân hàng lớn khác để xây dựng Zelle, một dịch vụ thanh toán kỹ thuật số cạnh tranh với PayPal và Venmo. Hơn 25 tỷ USD đã chuyển qua Zelle trong quý đầu tiên, tăng 15% so với ba tháng cuối năm 2017.
Việc đóng cửa các chi nhánh cho phép những ngân hàng truyền thống cắt giảm chi phí. Chi phí hoạt động của Bank of America đã giảm 5% trong quý trước, nhiều nhất trong hai năm và các chi nhánh của Bank of America dần biến mất.
Điều đáng nói là không chỉ có BOA đang thu hẹp mạng lưới chi nhánh của họ. JPMorgan, ngân hàng số 2 của Mỹ tính theo số lượng chi nhánh, cũng đã cắt giảm 2% trong năm qua, xuống còn 5,091 chi nhánh.
Wells Fargo hiện vẫn có 5,751 chi nhánh, nhưng ngân hàng này đã đóng cửa hơn 200 chi nhánh trong năm ngoái. Hồi tháng Giêng, Wells Fargo đã công bố kế hoạch đóng cửa 800 địa điểm khác trước năm 2020. Và vào tháng Sáu vừa qua, ngân hàng này cũng đã đồng ý bán tất cả chi nhánh tại Indiana, Michigan và Ohio.
Dẫu vậy, các ngân hàng lớn không từ bỏ hoàn toàn việc mở chi nhánh. Bank of America đang lên kế hoạch mở hơn 500 chi nhánh mới trên khắp nước Mỹ trong bốn năm tới. Sau đợt mở rộng gần đây vào Denver, Minneapolis và Indianapolis, Bank of America đang tiến vào Ohio và Pittsburgh.
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bank of America nói rằng kế hoạch xây dựng các chi nhánh mới và cải tạo những chi nhánh khác có thể không làm tăng tổng số chi nhánh của công ty này. Nói cách khác, Bank of America có thể tiếp tục đóng cửa nhiều chi nhánh hơn so với số lượng họ mở.
BBC (British Broadcasting Corporation)
BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
BBC là đài truyền hình quốc gia lâu đời nhất trên thế giới cũng như là đài truyền hình lớn nhất thế giới theo số lượng nhân viên (hơn 20 nghìn nhân viên, hơn 35 nghìn nếu tính thêm các nhân viên bán thời gian và nhân viên hợp đồng ngắn hạn).
Trụ sở nằm ở Broadcasting House ở Luân Đôn. Các sản phẩm bao gồm các chương trình và thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet.
Nhiệm vụ chính là đưa truyền thông đại chúng trung lập tại Anh Quốc, Channel Islands và Isle of Man và được thành lập dưới Hiến chương Hoàng gia Anh và hoạt động dưới sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Phương tiện và Thể thao Anh.
Đài BBC thu lợi nhuận chủ yếu bằng một khoản lệ phí truyền hình được thu từ tất cả các hộ gia đình, các công ty và tổ chức sử dụng bất kì loại thiết bị nào để thu lại hoặc thu trực tiếp tín hiệu từ đài. Khoản phí này được đặt ra bởi Chính phủ Anh, được chấp thuận bởi Nghị viện Anh, và được sử dụng để gây quỹ cho các dịch vụ radio, TV và các dịch vụ trực tuyến khác của BBC mà bao trùm toàn bộ nước Anh.
Từ 1/4/2014, khoản phí này cũng gây quỹ cho hệ thống tin tin tức thế giới (BBC World Service), thành lập năm 1932, mà cung cấp các hệ thống TV, radio và các dịch vụ trực tuyến khác bằng tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư và hơn 28 ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Việt.
Khoảng một phần tư lợi nhuận của BBC đến từ lệ phí thương mại của BBC Worldwide Ltd., từ khoản tiền có được từ việc bán các chương trình truyền hình và các dịch vụ khác ra các nước khác, và từ hệ thống tin tức quốc tế 24/7 bằng tiếng Anh BBC World News và BBC.com, được cung cấp bởi BBC Global News Ltd.
BCCE – TRUNG TÂM GIAO DỊCH CÀ PHÊ BMT
Sở giao dịch Cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCCE) chính thức khai trương hoạt động ngày 10/3 tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 5/2015 với tổng giám đốc là ông Trần Thanh Hải.
BCCE được thành lập trên cơ sở chuyển đổi Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Lắk với vốn điều lệ 75,5 tỷ đồng, trong đó UBND tỉnh Đắk Lắk chiếm 42% vốn, CTCP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB) chiếm 43% và hơn 10% của các cổ đông khác.
BCCE sẽ hoạt động theo phương thức kết nối minh bạch, sát với giá thế giới và trực tuyến. Mua bán qua BCCE được thực hiện theo sản phẩm giao ngay (spots) và hợp đồng tương lai (futures).
BCCE đã kết nối với các sàn giao dịch hàng hóa thế giới như Chicago Mercantile Exchange (CME, là sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới đặt tại Mỹ), nhằm thiết lập thị trường giao dịch trực tiếp, trực tuyến, giảm chi phí trung gian, minh bạch hóa các giao dịch đặt lệnh, qua đó, tập hợp những cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài ngành để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, hiệu quả, cũng như phòng ngừa rủi ro khi giá cà phê trên thế giới có thay đổi.
Thực tế hiện nay cho thấy, Việt Nam đang thừa công suất về lúa gạo, cà phê … Chính vì vậy, mỗi biến động về chính sách của các nước nhập khẩu sẽ tác động tiêu cực đến người nông dân. Do đó, việc thiết lập một sàn giao dịch cà phê và hàng hóa, với các tiêu chuẩn bình đẳng, có kết nối với sàn quốc tế, qua đó chia sẻ lợi ích lẫn nhau, đây là cách nhanh nhất để giảm chi phí trung gian, giúp hàng nông sản Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trường tiêu thụ cuối cùng.
Kỳ vọng lớn
Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) là một hạng mục trong tổng thể chợ cà phê Buôn Ma Thuột, chính thức hoạt động từ tháng 12-2008 theo phương thức đấu giá tập trung và công khai, bao gồm giao dịch mua bán ngay và giao dịch mua bán sau.
Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc thành viên, dưới sự quản lý của UBND tỉnh Đắk Lắk. Theo quy định, nông dân muốn vào “sàn” chỉ cần có đủ 1 tấn cà phê thì có thể tham gia giao dịch. Hàng hóa của nông dân đưa vào được phía Trung tâm kiểm định chất lượng và phân loại cà phê, sau đó được cấp chứng thư hàng gửi kho và chờ khách mua chốt được giá để bán.
Mọi hoạt động mua bán diễn ra thông qua các lệnh trên hệ thống điện tử nên so với giao dịch truyền thống, nông dân sẽ không gặp rủi ro như kiểu mua bán truyền thống khi tư thương vỡ nợ hay bị ép giá. Cùng với đó, phương thức hoạt động của BCEC thông qua đấu giá tập trung nên nông dân có thể bán được giá cao và được thanh toán qua ngân hàng nên rất an toàn.
Lý thuyết là thế, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà quan trọng nhất là không thể thu hút được người dân và doanh nghiệp kinh doanh cà phê tham gia nên BCEC chỉ hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả.
Trước tình trạng sau gần 7 năm hoạt động èo uột, đìu hiu của BCEC, UBND tỉnh đã quyết định “thay áo mới” cho BCEC và ngày 10-3-2015, Công ty Cổ phần Sở Giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (BCCE) chính thức ra đời. BCCE ra đời với kỳ vọng còn lớn hơn BCEC bởi có sự tham gia của một số doanh nghiệp và nhất là phương thức hoạt động mới.
Theo đề án thành lập, BCCE có bốn cổ đông gồm phần vốn nhà nước đăng ký 32 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh vàng Việt Nam đăng ký góp vốn 33 tỷ đồng, Công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụ Long Yến đăng ký góp 10 tỷ đồng tiền mặt, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 đăng ký 500 triệu đồng.
Quan trọng nhất là phương thức hoạt động hoàn toàn mới, được đúc rút từ kinh nghiệm của một số “sàn nông sản” đã thành công trong khu vực như Sàn Bursa – Malaysia với dầu cọ, Sàn Sicom – Singapore với cao su … Thậm chí phát biểu tại lễ khai trương, ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị, khi đó còn tự tin khẳng định rằng, BCCE giao dịch với hai sản phẩm giao ngay (Spots) và hợp đồng tương lai (Futures), sẽ kết nối với các sàn giao dịch hàng hóa thế giới như Chicago Mercantile Exchange – CME (sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới đặt tại Mỹ)…
Chia tay “giấc mơ”
Tham vọng thì lớn như vậy nhưng kể từ khi ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam đánh tiếng công khai trương đến nay, BCCE “chưa một lần sáng đèn” hoạt động. Nguyên nhân thì nhiều, nhưng có hai yếu tố quyết định đến hoạt động của “sàn” này là vốn và cơ chế hoạt động đến nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Công ty TNHH Xây dựng thương mại và dịch vụ Long Yến mới góp 1,5 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 góp 100 triệu đồng. Riêng cổ đông lớn nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh Vàng Việt Nam (đăng ký góp 33 tỷ đồng, trong đó có 12 tỷ đồng là góp bằng phần mềm giao dịch) vẫn … chưa góp đồng nào. Quan trọng hơn, việc giao dịch qua sàn của BCCE đến nay vẫn chưa thể thực hiện vì còn khá nhiều vướng mắc về pháp lý nên các doanh nghiệp cũng nghi ngại.
Không tiền, thiếu cơ chế để hoạt động nên UBND tỉnh, các nhà đầu tư cùng nhau quyết định chấm dứt hoạt động BCCE. Kết quả kiểm toán độc lập cho thấy, sau 3 năm “hoạt động”, BCCE lỗ hơn 2 tỷ đồng và sẽ được chia đều cho các cổ đông sáng lập. Trong đó, UBND tỉnh phải bỏ thêm 860 triệu đồng cho BCCE (tương ứng tỷ lệ góp vốn gần 42,4%) để thu hồi dự án.
Một lãnh đạo Sở Tài chính khẳng định, từ khi thành lập BCCE chưa hoạt động lần nào. Tuy nhiên chi phí phát sinh để duy trì hoạt động, trả lương nhân viên vẫn phải thực hiện. Những chi phí này chủ yếu lấy từ nguồn vốn góp bằng tiền mặt của các cổ đông.
Để có tiền bù lỗ cho BCCE, Sở Tài chính đã đề xuất sẽ lấy kinh phí từ việc cho thuê kho tại trụ sở của BCCE từ đầu năm 2018 đến tháng 6-2019, nếu thiếu sẽ tiếp tục trích ngân sách chi trả.
Từ một đề án đầy tham vọng, có thể nói đến nay BCCE đã mang lại quá nhiều sự thất vọng, và những “lình xình” xoay quanh nó đến nay vẫn chưa giải quyết xong. Không chỉ câu chuyện “giấc mơ chỉ là giấc mơ”, hậu quả của “giấc mơ” này là cả sự lãng phí nghiêm trọng từ con người đến cơ sở vật chất mà nó mang theo.
Hàng chục người lao động, trong đó có những người được đào tạo bài bản, chuyên sâu đã phải “dứt áo ra đi”; mặt bằng, cơ sở vật chất nhiều năm liền bị bỏ hoang phế … nay lại còn phải trích ngân sách đề trả nợ. Đó không chỉ là những “bài toán” đặt ra trước mắt các nhà quản lý mà còn là “bài học” cho những ý tưởng kinh tế trong tương lai.
” BCCE có 5 nhà kho, 1 xưởng chế biến và hệ thống sân phơi rộng hàng ngàn mét vuông. Thế nhưng hiện trạng đang là khu đất bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm và trong thời gian qua chỉ thu được vài chục triệu đồng tiền cho thuê mặt bằng …”
Bid Ask Spread (Chênh lệch giá mua – giá bán)
Chênh lệch giá mua – giá bán, tiếng Anh gọi là bid ask spread.
Chênh lệch giá mua – giá bán (bid ask spread) là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường.
Chênh lệch giá mua – giá bán(bid ask spread) về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán.
Một cá nhân sẽ nhìn vào mức giá đang chào mua nếu muốn bán và ngược lại nhìn vào mức giá đang chào bán nếu muốn mua.
1. Hiểu rõ hơn về chênh lệch giá mua – giá bán
Giá của chứng khoán là nhận thức của thị trường chung về giá trị của nó tại thời điểm đó. Để hiểu rõ hơn vì sao lại có giá chào mua và giá chào bán thì phải xét đến hai lực lượng tham gia chính trên thị trường là nhà giao dịch và nhà tạo lập.
Nhà tạo lập thị trường (thường là những bên môi giới tài chính) tạo ra độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một chứng khoán.
Khoản chênh lệch này chính là phí giao dịch. Nhà giao dịch sẽ mua ở mức giá chào bán và bán ở mức giá chào mua. Nhà tạo lập thì ngược lại, họ mua ở giá chào mua và bán ở giá chào bán.
Mô hình mua thấp bán cao này đem lại lợi nhuận thỏa mãn cho họ. Đây là lí do vì sao những bên môi giới tuyên bố doanh thu của họ đến từ những nhà giao dịch thực hiện lệnh khớp ngay.
Chênh lệch giá mua – giá bán còn phản ánh cung và cầu của một tài sản. Giá chào mua đại diện cho cung và giá chào bán đại diện cho cầu của tài sản đó.
Khối lượng chào mua và khối lượng chào bán cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chênh lệch giá mua – giá bán. Khoản chênh lệch này rộng ra khi một bên mạnh hơn hay khi cả hai bên đều không mạnh.
Nhà tạo lập thị trường và nhà giao dịch kiếm tiền bằng cách tận dụng chênh lệch giá mua – giá bán và khối lượng chào mua, chào bán để thu về khoản chênh lệch.
2. Ảnh hưởng chênh lệch giá mua – giá bán đối với thanh khoản
Sự khác nhau giữa chênh lệch giá mua – giá bán của tài sản này khác với tài sản khác chủ yếu là vì thanh khoản của chúng. Chênh lệch giá mua – giá bán là nhân tố để đo lường thanh khoản thị trường. Một vài thị trường có thanh khoản cao hơn những thị trường khác và được thể hiện qua mức chênh lệch giá mua – giá bán thấp.
Về cơ bản, những nhà giao dịch cần thanh khoản còn những nhà tạo lập thị trường tạo ra thanh khoản.
Bloomberg – Đối thủ cạnh tranh đáng gờm của Thomson Reuters !
Hầu hết những ai quan tâm đến lĩnh vực tài chính, kinh tế, đều không xa lạ gì website Bloomberg, nơi chứa rất nhiều các tin tức hay các bài phân tích có giá trị. Giúp trader đưa ra được các nhận định, các ý tưởng giao dịch cho chính bản thân. Tuy nhiên, với nhiều trader, Bloomberg không chỉ là website cung cấp thông tin, mà còn là nơi có phần mềm giao dịch vô cùng tuyệt vời mà không phải ai muốn cũng sử dụng được. Trong bài viết này, ngoài việc giới thiệu Bloomberg, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu tìm hiểu về Bloomberg Terminal phần mềm giao dịch có giá 2000 USD/ tháng và 24.000 USD/ năm (khoảng 550 triệu vnđ) thường được các phòng Treasury trong khối ngân hàng sử dụng.
Bloomberg là gì ?
Trước khi nổi tiếng với website tin tức Bloomberg, Innovative Market Solutions tên tiền thân của Bloomberg L.P khi mới thành lập (năm 1981), chỉ là 1 công ty sáng chế ra thiết bị đầu cuối máy tính mà sau này được biết đến với tên gọi Bloomberg Terminal, cho phép các nhà giao dịch cập nhật thông tin về thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ. Ngoài Bloomberg Terminal, Bloomberg L.P còn sở hữu website tin tức Bloomberg Business News, đài phát thanh Bloomberg Radio, kênh truyền hình Bloomberg TV và 2 tạp chí Bloomberg Businessweek và Bloomberg Markets.
Như vậy, Bloomberg L.P là một công ty cung cấp các công cụ phần mềm, giải pháp doanh nghiệp, cũng như cung cấp dịch vụ phân tích, nền tảng giao dịch vốn, dịch vụ dữ liệu và tin tức cho các công ty tài chính, các tổ chức kinh doanh, được thành lập bởi Michael Bloomberg ban đầu chỉ là 1 nhân viên đếm tiền của ngân hàng Salomon Brothers.
Cuộc đời của Michael Bloomberg
Michael Bloomberg sinh ra trong 1 gia đình trung lưu ở Massachusetts, ông từng tốt nghiệp đại học Johns Hopkins chuyên ngành kỹ thuật điện. Sau đó ông tiếp tục theo học và lấy được bằng MBA của Đại học Harvard.
Nhờ được bồi thường 10 triệu đô tiền thôi việc từ ngân hàng Salomon Brothers, Michael Bloomberg đã dùng 4 triệu đô để phát triển một hệ thống máy tính, để cung cấp thông tin cho thị trường trái phiếu. Với sự giúp đỡ của Thomas Secunda, Duncan MacMillan, Charles Zegar cũng chính là những người sáng lập nên Innovative Market Solutions (1981) và được đổi tên thành Bloomberg L.P (1990).
Sau khi có khách hàng đầu tiên (1982) là ngân hàng Merrill Lynch đã đặt mua và lắp đặt 22 thiết bị đầu cuối máy tính. Bloomberg (BLB) có những bước phát triển vượt bậc, chỉ sau 5 năm thành lập BLB L.P đã bán được 5.000 thiết bị máy tính, cũng như thiết lập được nền tảng giao dịch của riêng mình.
Và đúng 1 thập niên sau đó, vào năm 1998, đã có BLB Terminal thứ 100.000 được lắp đặt. Mặc dù giá của BLB Terminal không hề rẻ lên tới 24.000 USD/ năm, nếu bạn đăng ký sử dụng từ 2 thiết bị BLB Terminal trở lên thì sẽ có giá 20.000 USD ( khoảng 460 triệu vnđ). Tuy nhiên, tính đến nay BLB Terminal đã có 325.000 đăng ký sử dụng dịch vụ này. Điều này đồng nghĩa, chỉ tính riêng thiết bị đầu cuối BLB Terminal đã giúp cho cha đẻ của phần mềm này kiếm được hơn 7 tỷ USD mỗi năm. Nhờ vậy, không khó hiểu làm sao khi Bloomberg trở thành 1 trong 10 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ. Trong phần sau, chúng tôi sẽ giải thích kỹ lưỡng hơn vì sao BLB Terminal lại đắt xắt ra miếng đến như vậy.
Nhờ sự ăn nên làm ra của BLB Terminal, tỷ phú Bloomberg đã bắt đầu đứng ra tranh cử chức thị trưởng thành phố New York và đã đắc cử vào năm 2002. Cũng trong thời gian này Bloomberg từ chức Giám đốc điều hành (CEO) BLB L.P để tập trung vào chính trị.
Dù chỉ nhận mức lương 1 USD/năm cho chức vụ thị trưởng New York nhưng Michael Bloomberg sở hữu khối tài sản lên tới 55 tỷ USD, và trở thành thị trưởng có nhiệm kỳ kéo dài nhất của New York. Một thông tin ngoài lề, Michael Bloomberg rất có thể sẽ trở thành 1 trong những đối thử nặng ký của ông Trump khi có kế hoạch chi 500 triệu USD để tranh cử tổng thống vào năm 2020.
Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp
Như có nói ở trên Bloomberg sở hữu rất nhiều các công ty con khác nhau, mà trong số đó BLB Terminal và BLB News là những sản phẩm chính mang tới nhiều doanh thu nhất cho hãng này. Trong đó, Các dịch vụ tin tức của BLB – bao gồm BusinessWeek và BLB News tạo ra 4% doanh thu nhưng lại chi phí nhiều hơn số tiền kiếm được. Trong khi đó BLB Terminal mới là “con gà đẻ trứng vàng” khi đã tạo ra 75% tổng doanh thu cho BLB. Ngoài ra, còn có rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ khác do BLB cung cấp như:
- BLB Professional Service: 1 dịch vụ nằm trong thiết bị đầu cuối BLB Terminal để theo dõi và phân tích dữ liệu tài chính theo thời gian thực, tìm kiếm tin tức tài chính, nhận báo giá và gửi tin nhắn điện tử thông qua Dịch vụ nhắn tin Bloomberg hay còn biết đến với tên gọi Instant Bloomberg (IB).
- BLB News: dịch vụ này quá nổi tiếng rồi, được thành lập từ năm 1990 bởi Michael Bloomberg và Matthew Winkler, ngoài cung cấp thông tin cho người đọc thì đây cũng chính là nơi để cung cấp báo cáo tin tức tài chính cho các thuê bao thiết bị đầu cuối của BLB Terminal.
- BLB Radio và BLB Television một mạng truyền hình tin tức tài chính được phát sóng 24/24 và đã có hơn 200 triệu hộ gia đình đang sử dụng dịch vụ này trên toàn cầu.
- BLB Markets: 1 tạp chí ra mắt hàng tháng, cung cấp cái nhìn chuyên sâu về thị trường tài chính toàn câu theo phân tích từ các chuyên gia tài chính đến từ Bloomberg.
- BLB Pursuits: là một tạp chí thuộc dạng đắt đỏ hai tháng xuất bản 1 lần, được phân phối độc quyền cho người dùng thiết bị đầu cuối Bloomberg Terminal, tuy nhiên đã ngừng xuất bản vào năm 2016.
- BLB Entity Exchange: hay còn gọi là nền tảng tập trung dựa trên nền tảng web dành cho các công ty, các tập đoàn và công ty bảo hiểm, ngân hàng hoặc nhà môi giới để trao đổi dữ liệu và tài liệu cần thiết cho mục đích KYC.
- BLB Government: một dịch vụ trực tuyến cung cấp tin tức và thông tin về chính trị.
- BLB Law: ra mắt năm 2009, đây là một dịch vụ cung cấp hồ sơ pháp lý và báo cáo từ các nhà phân tích pháp lý của Bloomberg cũng như tin tức và thông tin kinh doanh.
- BLB Opinion: trước đây là Bloomberg View, một bộ phận biên tập trực thuộc Bloomberg News ra mắt vào tháng 5 năm 2011, cung cấp nội dung biên tập trong các chuyên mục của các tác giả, các biên tập viên về các vấn đề tin tức.
- BLB Tradebook: dịch vụ môi giới cho các giao dịch ngoại hối, các chủ sở hữu tương lai, cung cấp quyền truy cập vào các thuật toán giao dịch, phân tích và nhất là marketing insights.
- BLB Beta: một công ty đầu tư mạo hiểm được chính BLB L.P rót vốn 75 triệu đô la tập trung vào các khoản đầu tư, các lĩnh vực mà BLB L.P. quan tâm.
Ngoài ra còn rất rất nhiều dịch vụ khác như: BLB Innovation Index, Open BLB, BLB Live, TicToc by BLB, BLB New Economy Forum (Diễn đàn kinh tế mới của BLB) … Các bạn đã hiểu vì sao Michael Bloomberg lại giàu nhất New York và là tỷ phú xếp thứ 7 trên toàn thế giới rồi chứ ?
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Bloomberg là Thomson Reuters, công ty cung cấp hệ thống Reuters 3000 Xtra, nhưng đã đổi tên thành Eikon vào năm 2010. Hiện tại, Bloomberg và Thomson Reuters mỗi hãng đều đang nằm giữ 30% thị phần. Trước đó, vào năm 2007, Bloomberg chỉ nắm giữ 26% và Reuters là 36%.
BM & F – Sàn giao dịch tương lai và thương mại Brazil
Sàn giao dịch tương lai và thương mại Brazil (BM & F) trước đây là sàn giao dịch phái sinh lớn nhất ở Mỹ Latinh.
Sàn giao dịch hiện tại, BM & F Bovespa, được tạo ra vào tháng 3 năm 2008 với sự hợp nhất giữa BM & F và Bovespa Holding SA, công ty giao dịch công khai sở hữu Sở giao dịch chứng khoán Brazil.
BM & F xếp thứ sáu trên toàn cầu trong năm 2006, với khối lượng tăng 37,6% lên tới 258,5 triệu hợp đồng. Năm 2007, công ty đã công bố lợi nhuận ròng tăng 49% và thu nhập ròng tăng lên 293,3 triệu reas (tương đương 174,5 triệu USD) từ 197,2 triệu reais năm 2006.
Trao đổi chuyển đổi thành một công ty vì lợi nhuận vào tháng 9 năm 2007 và đầu tư có bảo đảm từ Tập đoàn CME và một công ty cổ phần tư nhân trước khi chào bán công khai lần đầu vào ngày 30 tháng 11 năm 2007.
1. Lịch sử và quyền sở hữu
Bolsa de Mercadorias & Futuros (BM & F) được thành lập vào tháng 7 năm 1985 bởi các thành viên của sàn giao dịch chứng khoán Bovespa và giao dịch bắt đầu vào ngày 31 tháng 1 năm 1986.
Nó sáp nhập vào ngày 9 tháng 5 năm 1991 với Sàn giao dịch hàng hóa São Paulo cũ (thành lập vào tháng 10 1917), và mua lại đối thủ Brazil Futures Exchange của Rio de Janeiro vào năm 1997. Nó đã ra mắt Sàn giao dịch hàng hóa Brazil vào tháng 8 năm 2002, hợp nhất các doanh nghiệp thương mại nông nghiệp của đất nước từ các trung tâm khu vực.
BM & F ban thỏa thuận trong tháng 12 năm 2006 để chuyển sang một công ty phi lợi nhuận và tìm kiếm một mã chứng khoán được thị trường niêm yết vào cuối năm 2007. Chủ sở hữu giá được thỏa thuận để chuyển đổi sang một tổ chức phi lợi nhuận vào ngày 20 tháng 9 năm 2007, và thuê Rothschild đến quản lý quy trình. Các quan chức trao đổi dự kiến sẽ thả một ít cổ phần trong nhóm trên Bovespa .
General Atlantic, tập đoàn cổ phần tư nhân Hoa Kỳ, đã đồng ý vào ngày 23 tháng 9 năm 2007 để mua 10% cổ phần trong việc đổi lấy 1 tỷ đô la R trong 2 năm.
BM & F đã công bố một hiệp định trao đổi và tiếp thị cổ phần chéo với Tập đoàn CME vào tháng 10 năm 2007, với việc sàn giao dịch Hoa Kỳ lấy 10% cổ phần được đề xuất trong nhà điều hành Brazil, sẽ lần lượt mua 1,19 triệu cổ phiếu CME , trong bốn năm.
CME Group sẽ phân phối các sản phẩm của BM & F thông qua nền tảng Globex và BM & F sẽ kết nối mạng lưới phân phối của nó với CME Globex.
Vào tháng 2 năm 2009, CME Group cho biết họ đã phải chịu khoản phí trước thuế là 275 triệu đô la cho một thỏa thuận vốn cổ phần trị giá 700 triệu đô la mà nó đã đạt được vào năm 2007 với Sàn giao dịch tương lai và thương mại Brazil.
BM & F đã đồng ý sáp nhập với Bovespa Holding vào ngày 25 tháng 3 năm 2008.
BM & F ra mắt công chúng vào tháng 11 năm 2007, tăng 5,98 tỷ BRL trong đợt chào bán công khai ban đầu. Bovespa ra mắt công chúng vào tháng 10 năm 2007, tăng 6,6 tỷ BRL.
Năm 2011, BM & F tuyên bố rằng họ đã hợp tác với Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải để khám phá các cơ hội niêm yết chéo.
2. Cơ cấu và mô hình kinh doanh
BM & F kết hợp giao dịch công khai và giao dịch điện tử mở và là một trong hai sàn giao dịch được ra mắt kể từ năm 1986 – cùng với Matif của Pháp – để kết hợp thành một.
Giao dịch được thực hiện từ thứ Hai đến thứ Sáu, từ 09h00 đến 17h00 với các phiên sau giờ làm việc từ 14h45 đến 20h00.
Giao dịch sau giờ làm việc được thanh toán bằng tiền mặt trên T + 2 .
3. Những người chủ chốt
- Chủ tịch, Manoel Felix Cintra Neto
- Giám đốc điều hành, Edemir Pinto
- Giám đốc tài chính, Marco Aureilo Teixeira
- Giám đốc thanh toán bù trừ, Cicero Vleira Neto
- Giám đốc phát triển thị trường, Ailton Coentro Filho
- Giám đốc công ty, Renato Mercadante Morteri
4. Sản phẩm và dịch vụ
Hợp đồng lãi suất bằng tiền thật chi phối giao dịch tại BM & F chiếm 57% khối lượng trong 12 tháng tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2007.
Hợp đồng tiền tệ đứng thứ hai ở mức 27%, tiếp theo là chỉ số (10%), bằng đô la Mỹ sản phẩm lãi suất (5 phần trăm) và hàng hóa (1 phần trăm).
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Crystal Sugar Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Cotton Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Arabica Coffee Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Soybean Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Alcohol Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Feeder Cattle Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Robusta Conillon Coffee Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Ethanol Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Live Cattle Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Corn Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Gold Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Interest Rates Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Index Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Sovereign Debt Instruments Futures
- Brazilian Mercantile & Futures Exchange Exchange Rates Futures
5. Địa điểm
São Paulo – Headquarters
Praça Antonio Prado, 48
Cep: 01010-901 – Sao Paulo – SP
Phone : 55 (11) – 3119 2000 – Fax: 55 (11) – 3107 9911Campo Grande – Campo Grande Office
Rua Aratu, 156 – Chácara de Cachoeira
79040-330 – Campo Grande – MS
PhoneFax.: 55 (67) 341-6560Santos – Santos Office
Rua 15 de Novembro, 41 – Loja 43 – Centro
11010-151 – Santos – SP
Phone : 55 (13) – 219 2812 – Fax: 55 (13) – 219 5583
BM&F (USA) Inc
61 – Broadway, 26 th Floor – Suite 2605
New York, NY -10006-2828 USA
Phone: +1 – 212 – 750-4197 – Fax: +1 – 212 – 750-4198 |
|
Rio de Janeiro – Rio Office
Praça XV de Novembro nº 20 – 1º subsolo
20010-010
Phone: (21) 2514-1054
Fax: (21) 2514-1050 and 2514-1060
BM&F (China)
200 Yincheng (M) Rd, Suite 404 Pudong New Area
Shanghai 200120 China.
Telephone: 86-21-5037-2886;
Fax: 86-21-5037-2885.
Brasília – Brasília Office
SCN QD 04 Bloco “B” – Sala 404A
Centro empresarial Varig
70714-900 – Brasília – DF
Phone.: (61) 3328-6301/02/03 |
BOE (Ngân hàng Trung ương Anh) – Bank of England
Brazil (Đất nước Brazil)
Brasil hay còn được ghi là Brazil, tên gọi chính thức là Cộng hòa Liên bang Brasil, là quốc gia lớn nhất Nam Mỹ.
Brasil là quốc gia lớn thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 190 triệu người. Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới.
Địa lý:
+ Nằm ở Nam Mỹ Sông A-ma-dôn, con sông lớn nhất thế giới, tưới tiêu cho gần một nửa lãnh thổ của Brazil. Tại lưu vực thấp của sông A-ma-dôn vẫn còn các cánh rừng mưa nhiệt đới trù phú, mặc dù nhu cầu về đất làm tăng nạn phá rừng ở khu vực vốn được coi là lá phổi của trái đất này.
+ Phía bắc lưu rực sông A-ma-dôn là vùng núi Guy-a-na có đỉnh Pi-cô đa Nê-bli-na cao nhất Brazil, 30- 4 m. Phía nam lưu vực sông A-ma-dôn là cao nguyên trung tâm với các đồng cỏ rộng.
+ Về phía đông và nam, tiếp giáp với vùng núi của Brazil, là một đồng bằng có mật độ dân cư đông đúc. Vùng núi của Brazil, là một cao nguyên rộng lớn chia thành các thung lũng màu mỡ và các rặng núi.
Các sông chính: A-ma-dôn, 6.448 km – Pa-ra-na, 4.880 km.
Khí hậu:
+ Lưu vực sông A-ma-dôn và vùng đông nam có khí hậu nhiệt đới với lượng mưa lớn. Phần còn lại của Brazil hoặc có khí hậu cận nhiệt đới hoặc khí hậu ôn hòa; nhiệt độ trung bình tháng Giêng là 23-290 C; tháng Bảy là 16-240 C. Chỉ ở vùng đông bắc có lượng mưa nhỏ.
Thể chể – nhà nước:
+ Theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện; Cộng hòa Liên bang (từ năm 1891). Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 5 tháng Mười năm 1988. Lần sửa đổi gần nhất vào năm 1997.
+ Có 26 bang là các khu vực hành chính trực thuộc Trung ương.
Kinh tế Brazil
+ là nền kinh tế lớn thứ chín trên thế giới dựa trên GDP danh nghĩa và thứ bảy dựa trên GDP sức mua tương đương. Đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Cải cách kinh tế đã đem lại cho đất nước sự công nhận mới của quốc tế.
+ Brazil là thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, G20, CPLP, Liên minh Latinh, Tổ chức các bang Ibero-Mỹ, Mercosul và Liên minh các Quốc gia Nam Mỹ và là một trong bốn nước BRIC.
+ Brazil cũng là quê hương của môi trường tự nhiên và hoang dã phong phú và nhiều tài nguyên tự nhiên ở các khu được bảo tồn.
Brexit là gì ? Vì sao có sự kiện Brexit ?
Việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu EU, hay còn gọi là sự kiện Brexit, đã thu hút được quan tâm của dư luận thế giới suốt từ năm 2016 và trở nên nóng hơn trong thời gian gần đây. Bởi vấn đề này không chỉ gây chấn động trên toàn Vương quốc Anh, mà còn tác động đến kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Vậy sự kiện Brexit là gì ? Tại sao Brexit lại xảy ra và nó tác động đến nền kinh tế của nước Anh và các nước khác thế giới như thế nào ?
Brexit là gì ?
Brexit là một cụm từ được ghép từ Britain và Exit, dùng để chỉ hành động mà Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu âu. Sự kiện Brexit bắt đầu từ ngày 13/11/2018, sau khi Anh và Liên minh châu Âu đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc rời khỏi khối liên minh. Tuy chỉ là thỏa thuận sơ bộ nhưng đây là tín hiệu tích cực cho những động thái tiếp theo của cả hai bên.
Sự kiện Brexit có ảnh hưởng rất sâu rộng tới nền kinh tế, chính trị của nước Anh và một số nước khác. Đây không phải lần đầu tiên mà Liên minh châu âu EU có thành viên đàm phán để rời khỏi tổ chức. Trước đó người ta cũng dùng cụm từ Grexit khi Hy Lạp rời khỏi Liên minh châu âu EU. Tuy nhiên Grexit khá đơn giản, nhưng còn Brexit thì lại gặp khá nhiều vấn đề về một thoả thuận có lợi cho đôi bên. Để hiểu được những thoả thuận đó thì chúng ta cần phải tìm hiểu một chút về Liên minh châu Âu bạn nhé.
Liên minh châu Âu (EU) là gì ?
Liên minh châu Âu – thường gọi là EU – là một tổ chức hợp tác kinh tế chính trị gồm có 28 quốc gia châu Âu. Tổ chức này bắt đầu hình thành sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2, nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, với ý tưởng là các quốc gia giao thương với nhau thì có thể dễ dàng tránh được chiến tranh với nhau hơn.
EU kể từ đó đã phát triển trở thành một “thị trường riêng” cho phép hàng hoá và người dân qua lại, về cơ bản thì giống như các quốc gia thành viên nằm trong một quốc gia lớn vậy. Quốc gia ấy có đồng tiền riêng, gọi là đồng Euro, và được 19 nước thành viên sử dụng, có nghị viện và hiện đặt ra các luật lệ trong nhiều lĩnh vực – trong đó có môi trường, giao thông, quyền người tiêu dùng và thậm chí cả những thứ như phí điện thoại di động.
Nguyên nhân dẫn đến sự kiện Brexit
Khủng hoảng dân nhập cư
Sự kiện Brexit bắt đầu từ nguyên do là cuộc khủng hoảng người nhập cư ngày càng gia tăng, khiến Anh lo ngại về giá trị bản sắc văn hóa của họ sẽ bị thay đổi do phải tiếp nhận những trào lưu văn hóa mới. Bên cạnh đó, chính phủ Anh cũng lo ngại về sự trỗi dậy của Chủ nghĩa Hồi giáo Cực đoan, khiến tình hình an ninh của nước Anh trở nên bất ổn và khó kiểm soát.
Tình hình chính trị trong nước bất ổn
Tình hình nội chính diễn ra bất ổn, xuất phát từ những thành viên trong Đảng Bảo thủ. Họ luôn hoài nghi về khả năng của Liên minh châu Âu EU và gây sức ép để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý cho việc rời khỏi Liên minh châu âu EU.
Nguyên nhân khác
Nước Anh lo sợ Liên minh châu Âu EU sẽ đe dọa chủ quyền của Anh khi hiệp ước chuyển nhượng một lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương tại Bỉ được thực thi. Bên cạnh đó, nước Anh cũng bắt đầu bất mãn với các quy định của EU và cho rằng nó không phù hợp với bản sắc dân tộc của họ.
Diễn biến của quá trình Brexit
Tại sao nước Anh phải rời đi ?
Theo các cuộc thăm dò, người dân Anh bị chia rẽ khá đồng đều. Đảng Độc lập Anh, vốn đã giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử châu Âu gần đây nhất, và nhận được gần 4 triệu phiếu bầu – 13% trong tổng số phiếu – trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5, đã phát động các chiến dịch vận động để nước Anh rời khỏi EU. Khoảng một nửa thành viên Đảng Bảo thủ, bao gồm 5 thành viên nội các, một vài Nghị viên Công đảng và Đảng Hợp nhất Dân chủ cũng ủng hộ việc rời khỏi EU.
Họ cho rằng Anh đang bị EU kéo tụt lại, mà theo họ thì EU áp đặt quá nhiều luật lệ kinh doanh và một năm thu hàng tỷ bảng Anh tiền phí thành viên nhưng trả lại rất ít.
Họ cũng muốn Anh được quyền kiểm soát đầy đủ biên giới của mình và giảm số người đến sống và làm việc tại Anh. Một trong những nguyên tắc chính của EU là “đi lại tự do”, tức là không cần thị thực cũng đi đến và sống được ở một quốc gia EU khác. Họ cũng phản đối ý tưởng “liên minh gần gũi hơn bao giờ hết” và họ coi đó là động thái để thành lập ”Hiệp chúng quốc châu Âu“.
Tuy nhiên Thủ tướng Anh David Cameron lại muốn Anh ở lại EU. 16 thành viên nội các của ông cũng ủng hộ việc ở lại. Trong khi đó Đảng Bảo thủ tuyên bố trung lập trong chiến dịch này – nhưng phe ủng hộ còn có Công đảng, Đảng Quốc gia Scotland (SNP), Plaid Cymru (Đảng xứ Wales), và Dân chủ Tự do. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama khi đó cũng muốn Anh tiếp tục ở lại EU, các quốc gia châu Âu như Pháp và Mỹ cũng muốn như vậy.
Những người ủng hộ Anh ở lại EU nói Anh sẽ nhận được nhiều hỗ trợ từ liên minh này – bán hàng qua các nước EU dễ dàng hơn và, theo họ biện luận, dòng người nhập cư, phần lớn là người trẻ và khao khát làm việc, sẽ tiếp sức cho phát triển kinh tế và giúp thanh toán các dịch vụ công ích. Họ cũng cho rằng vị thế của Anh trên thế giới sẽ bị thiệt hại nếu rời EU và là một phần của câu lạc bộ 28 quốc gia thì an toàn hơn là đứng một mình.
Các công dân Anh, Ireland và công dân các nước thuộc khối Thịnh vượng Chung đủ 18 tuổi trở lên hiện đang thường trú tại Anh. Bên cạnh đó là các công dân Anh sống ở nước ngoài có đăng ký bầu cử tại Anh trong vòng 15 năm qua. Công dân từ các nước EU, trừ Ireland, Malta và Cyprus, không được phép bỏ phiếu.
Sau cùng, một cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào Thứ Năm ngày 23 tháng 6 năm 2016 khi cử tri chỉ được hỏi một câu hỏi “Liệu Vương quốc Anh nên rời khỏi hay ở lại Liên minh Châu Âu?”. Kết quả là có 17.4 triệu phiếu bầu rời liên minh (tức chiếm 52%) và viễn cảnh Brexit được bắt đầu.
“Quyết định của nước Anh nên được thực hiện tại Anh”
Thỏa thuận Brexit bao gồm những gì ?
Để giúp cho việc rời đi không gây tổn thất cho cả hai bên, Anh và EU dự kiến sẽ đồng ý một thỏa thuận, đó là một nhóm các điều khoản hỗ trợ quá trình rời đi bao gồm:
- Vương quốc Anh sẽ phải trả tiền cho Liên minh châu Âu EU để phá vỡ mối quan hệ đối tác trong quá khứ, số tiền này rơi vào khoảng 39 tỷ Bảng.
- Điều gì sẽ xảy ra với công dân Vương quốc Anh sống ở nơi khác trong EU, và tương tự điều gì sẽ xảy ra với công dân EU sống ở Vương quốc Anh.
- Vấn đề Backstop trên biên giới Ireland, làm thế nào để tránh sự tái lập một biên giới “vật lý” giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland khi nó trở thành biên giới giữa Vương quốc Anh và EU.
Một khoảng thời gian được gọi là giai đoạn chuyển tiếp, đã được chấp thuận cho phép Anh-EU thực hiện một thỏa thuận thương mại, và cho các doanh nghiệp thời gian để điều chỉnh.
Tại sao Brexit liên tục bị trì hoãn ?
Brexit bị hoãn lại nhiều lần vì một số vấn đề — chủ yếu là do vấn đề backstop.
Biên giới giữa Bắc Ireland (một phần của Vương quốc Anh) và Cộng hòa Ireland (một quốc gia có chủ quyền) là biên giới đất liền duy nhất giữa Anh và EU. Hiện tại, vị trí này không có đồn biên phòng hoặc khu vực kiểm tra về người hoặc hàng hóa qua biên giới. Vấn đề này có vai trò vô cùng quan trọng cho thương mại hậu Brexit.
- EU đã đề xuất ‘backstop’ — một bảo đảm pháp lý để tránh đường biên giới cứng trong trường hợp Brexit không đạt được thỏa thuận. Thay đổi này đặc biệt sẽ tác động tới Bắc Ireland.
- Nước Anh không thích ý tưởng này bởi những thay đổi trong khu vực Bắc Ireland có thể sẽ đe dọa sự tồn tại của quốc gia.
Vấn đề Ireland trở thành một phần của thỏa thuận rút bỏ đồng thời cũng là nguyên nhân trì hoãn Brexit.
Kịch bản nước Anh rời đi mà không có thoả thuận nào
Viễn cảnh không đạt được thỏa thuận sẽ đồng nghĩa với việc Vương quốc Anh sẽ phải rời đi ngay lập tức mà không có thỏa thuận nào được ký kết. Dưới đây là những gì sẽ xảy ra ngay sau khi Brexit không đạt được thỏa thuận:
- Vương quốc Anh buộc phải rời khỏi thị trường đơn lẻ và liên minh hải quan
- Vương quốc Anh buộc phải rời khỏi các tổ chức EU như Tòa án Công lý Châu Âu và Europol
- Chấm dứt tư cách thành viên Vương quốc Anh trong các cơ quan khác nhau của EU
- Ngừng đóng góp cho ngân sách EU — khoảng 9 tỷ bảng mỗi năm
Tác động của sự kiện Brexit đến trên toàn thế giới
Với nước Anh
Kinh tế: khi Brexit đạt được thỏa thuận cuối cùng cũng là lúc mở ra mộ thời kì bất định cho kinh tế nước Anh đối với các mối quan hệ với châu Âu trong tương lai. Anh vẫn sẽ chịu các tác động và ảnh hưởng chung của nền kinh tế châu Âu nhưng lại không còn có vị thế lớn trên các bàn đàm phán chung và không đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề mang tầm ảnh hưởng.
Người dân Anh sẽ phải chịu mức thuế mà vốn trước nay họ vẫn được hỗ trợ khi còn trong Liên minh châu Âu EU. Anh sẽ phải tự xoay sở khi rời khỏi ngôi nhà chung EU, kinh tế nước Anh dự kiến có thể sẽ tuột dốc trong vòng 5 năm tới. Anh có thể phải chịu tổn thất lên đến 100 tỷ bảng (khoảng 5% GDP), đồng bảng mất giá 20%, thất thu về thương mại và tài chính, hàng triệu người mất việc làm do các doanh nghiệp rời khỏi Anh…
Chính trị – Xã hội: Brexit khiến cho nước Anh bị chia rẽ sâu sắc. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 6/2016 với 52% ủng hộ Brexit và 48% phản đối. Sự đối lập ý kiến trong việc rời khỏi EU đã gây ra sự chia rẽ mạnh trong xã hội Anh.
Brexit gây chia rẽ ngay cả trong Chính phủ và Quốc hội Anh khi mà Thượng viện Anh thì đồng ý Brexit còn Hạ viện Anh lại có nhiều ý kiến phản đối Brexit.
Sự chia rẽ cũng thể hiện qua các nhóm lợi ích trong xã hội Anh. Cụ thể, nhóm hưởng lợi từ các chính sách toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế quyết tâm đấu tranh phản đối Brexit, còn các nhóm lợi ích được hưởng lợi từ chủ nghĩa biệt lập, các chính sách đi theo chủ nghĩa dân túy rất ủng hộ Brexit.
Quân sự – Đối ngoại: Anh sẽ không còn là đồng minh quan trọng của Mỹ ở khu vực châu Âu. Người ta lo ngại tầm ảnh hưởng của quân sự Anh có thể bị tổn hại.
Đối với EU
Brexit ảnh hưởng lớn nhất đến EU do kinh tế nước Anh chiếm 1/6 GDP của EU và thị trường Anh chiếm tới 10% kim ngạch xuất khẩu của EU. Khi Brexit xảy ra, kinh tế của EU giảm đáng kể về quy mô, thương mại Anh với các nước trong EU sụt giảm do rào cản thương mại tăng. Kinh tế của các nước còn lại trong EU.
Brexit là dấu hiệu của một EU đang “hấp hối” và rất có thể sẽ tạo ra tiền lệ xấu với các nước thành viên đang có ý định rời khỏi EU khiến liên minh này tan rã. Nếu EU tan rã, kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động nghiêm trọng, nguy cơ về một cơn khủng hoảng mới với mức độ tàn phá mạnh có thể sẽ nhấn chìm nền kinh tế thế giới.
Đối với EU, Brexit là cú giáng mạnh dẫn đến sự thay đổi lớn không chỉ về kinh tế mà còn là một cuộc cách mạng về chiến lược và địa chính trị của liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới hiện nay với gần nửa tỷ người.
Nổi bật nhất là kinh tế Hoa Kỳ, quan hệ thương mại và đầu tư với Anh sẽ khiến cho quốc gia này với sẽ chịu nhiều thiệt hại từ sau Brexit. Anh là đối tác thương mại lớn hàng đầu của Hoa Kỳ ở châu Âu nên khi Anh tách khỏi EU, khả năng tiếp cận thị trường EU của Hoa Kỳ sẽ giảm, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kỳ giảm buộc họ phải rời Anh sang các nước EU khác.
Đối với Nhật Bản, Brexit tác động tiêu cực tới các nguồn đầu tư của Nhật tại Anh. Hậu Brexit khiến đồng yên tăng giá mạnh, gây tác động lớn đến nền kinh tế Nhật Bản và ảnh hưởng đến các chính sách cải tổ nền kinh tế của chính phủ nước này.
Đối với Trung Quốc, quan hệ thương mại giữa EU và Trung Quốc rất lớn, do vậy, nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn của nước này ít nhiều sẽ chịu những ảnh hưởng ngắn hạn từ những Brexit khi mà thị trường EU đang chao đảo, kém ổn định.
Khi Anh rời khỏi EU, chính sách thuế quan của EU có thể được điều chỉnh làm ảnh hưởng đến Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA).
Quan hệ thương mại của Việt – Anh có thể bị ảnh hưởng do chính sách thương mại và thuế quan của Anh sẽ thay đổi hậu Brexit.
Có nhiều cơ hội hơn cho thương mại và ngoại giao đối với EU do Eu cần lấp chỗ trống mà Anh để lại sau Brexit.
Kim ngạch xuất khẩu của nước ta sẽ bị ảnh hưởng do EU là thị trường rất quan trọng của Việt Nam mà hậu Brexit, thị trường này lại đang gánh chịu những biến đổi lớn về quy mô, sức ổn định.
Cán cân thương mại (Balance of Trade) là gì ?
Cán cân thương mại (Balance of Trade) là gì ?
Cán cân thương mại phản ánh sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Cán cân thương mại (Balance of Trade) được thể hiện bằng xuất khẩu ròng (Net Exports)
Công thức xác định
NX = X – IM
Trong đó:
NX (Net exports): xuất khẩu ròng
X (Export): Xuất khẩu
IM (Import): Nhập khẩu
Hàm xuất khẩu theo sản lượng
Hàm xuất khẩu theo sản lượng: X = f(Y) phản ánh lượng tiền mà nước ngoài dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ trong nước, tương ứng với từng mức sản lượng (trong nước) khác nhau.
Như vậy, nhu cầu xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người nước ngoài, có nghĩa là chủ yếu không liên quan đến thu nhập và sản lượng của nền kinh tế trong nước.
Do vậy, chúng ta có thể coi nhu cầu xuất khẩu là độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập trong nước.
Hàm xuất khẩu có dạng: X = X0
Hàm nhập khẩu theo sản lượng
Hàm nhập khẩu theo sản lượng: IM = f(Y) phản ánh lượng tiền mà người trong nước dự kiến mua sắm hàng hóa và dịch vụ nước ngoài, tương ứng với mức sản lượng (trong nước) khác nhau.
Nhu cầu nhập khẩu từ bên ngoài có thể là nguyên vật liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng của nhân dân…
Như vậy, nhập khẩu phụ thuộc vào mức sản lượng và thu nhập của nước nhập khẩu.
Hàm nhập khẩu là một hàm của thu nhập:
IM = MPM x Y
Trong đó:
MPM (Marginal Propensity to Import) là xu hướng nhập khẩu biên. Nó cho biết khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì công dân trong nước muốn chi thêm cho hàng nhập khẩu là bao nhiêu. Nói cách khác: MPM = ΔIM / ΔY
Đồ thị cán cân thương mại
Cán cân thương mại của một quốc gia có thể rơi vào một trong ba tình huống: thặng dư, thâm hụt và cân bằng.
Hình 3.14 cho biết: nếu nền kinh tế tạo ra sản lượng tại điểm Y1 thì cán cân thương mại thặng dư (X > IM), tạo ra sản lượng Y0 thì cán cân thương mại cân bằng và tại mức sản lượng là Y2 thì cán cân thương mại thâm hụt.
Như vậy, khi mức xuất khẩu và nhập khẩu không thay đổi thì trong trường hợp sản lượng quốc gia có xu hướng tăng lên, cán cân thương mại sẽ có khuynh hướng thâm hụt cao.
Điều này có nghĩa là trong quá trình phát triển kinh tế, cần phải dịch chuyển đường xuất khẩu lên phía trên thì gia tăng sản lượng sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.
Cầu (Demand) là gì ? Các nhân tố ảnh hưởng đến Cầu
Cầu (Demand)
Cầu trong tiếng Anh gọi là Demand. Cầu (Demand) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
Phân biệt cầu và nhu cầu
Nhu cầu là toàn bộ những mong muốn vô hạn của con người.
Cầu là những mong muốn có thể thực hiện được trong từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến Cầu (Demand)
(1) Thu nhập của người tiêu dùng
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu trong một thời gian xác định. Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua sắm của người tiêu dùng.
Khi thu nhập tăng lên thì khả năng mua sắm của người tiêu dùng tăng lên và nhu cầu của họ về hàng hóa cũng tăng lên và ngược lại. Chẳng hạn khi thu nhập hàng tháng của bạn tăng lên bạn sẽ mua nhiều đồ dùng cá nhân hơn, còn ngược lại khi bạn bị giảm thu nhập, có nghĩa là tổng mức chi tiêu của bạn giảm đi và vì vậy bạn sẽ chi tiêu ít hơn để mua một số hàng hóa và cũng có thể là hầu hết hàng hóa.
Những hàng hóa mà có nhu cầu tăng lên khi thu nhập tăng gọi là hàng hóa thông thường.
Còn những hàng hóa có cầu giảm đi khi thu nhập tăng gọi là hàng hóa thứ cấp.
(2) Giá cả hàng hóa có liên quan
Cầu về hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa đó mà nó còn phụ thuộc vào giá cả của các mặt hàng có liên quan.
Giả sử giá cá giảm đi thì người ta sẽ mua nhiều cá hơn. Đồng thời họ sẽ mua ít thịt lợn hơn, vì cá và thịt lợn là hai món hàng có thể thỏa mãn được những nhu cầu tương tự nhau.
Khi sự giảm giá của một hàng hóa làm giảm lượng cầu về một hàng hóa khác, chúng ta gọi chúng là những hàng hóa thay thế.
Hàng hóa thay thế thường là một cặp hàng hóa được sử dụng thay thế cho nhau và cùng đáp ứng một nhu cầu.
Ví dụ: kem và sữa chua đông lạnh, áo thun và áo sơ mi, vé xem phim và băng video…
Ngược lại, khi sự giảm giá của một hàng hóa làng tăng lượng cầu về hàng hóa khác thì hai hàng hóa đó gọi là hàng hóa bổ sung.
Hàng hóa bổ sung là một cặp hàng hóa được sử dụng cùng nhau để phát huy giá trị sử dụng của hàng hóa như xăng và mô tô, máy tính và phần mềm…
(3) Tâm lí, tập quan, thị hiếu của người tiêu dùng
Thị hiếu là sở thích, thói quen hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với từng loại hàng hóa hay dịch vụ.
Khi bạn thích một loại hàng hóa nào đó thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn, chẳng hạn như bạn tích uống sữa tươi thì bạn sẽ mua nó nhiều hơn.
Ngược lại đối với hàng hóa mà bạn chưa quen dùng thì cầu về loại hàng đó sẽ thấp. Tuy nhiên việc nghiên cứu thị hiếu là rất phức tạp vì thị hiếu là thứ không thể quan sát trực tiếp được.
Vì vậy, các nhà kinh tế giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thị hiếu độc lập với các yếu tố khác của cầu.
(4) Kì vọng
Kì vọng của bạn về tương lai có thể tác động tới nhu cầu của bạn ở hiện tại. Chẳng hạn, nếu bạn dự kiến sẽ kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai thì bạn sẽ có thể sẵn sàng bỏ một số tiền tiết kiệm ra để mua hàng hóa.
Hoặc bạn dự kiến giá một mặt hàng nào đó sẽ giảm trong thời gian tới thì bạn sẽ không mua hàng hóa đó ở hiện tại.
(5) Dân số
Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa. Khi dân số tăng lên thì mức nhu cầu về hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên do khả năng sản xuất và mức thu nhập của người dân, nên qui mô dân số tăng lên thì cơ cấu của nhu cầu sẽ thay đổi.
Đối với các mặt hàng thiết yếu khi dân số tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng lên ở mọi mức giá.
Ví dụ: Nhu cầu gạo ở Việt Nam và Trung Quốc
(6) Chính sách của Chính phủ
Các chính sách của Chính phủ trong từng thời kì có ảnh hưởng đến mức thu nhập của người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Do đó ảnh hưởng đến cầu về hàng hóa. Chẳng hạn những mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng thì Nhà nước đặt mức thuế cao, do đó giá bán sẽ cao, vì vậy cầu giảm và ngược lại.
Chỉ số Dow Jones là gì ? Đầu tư Dow Jones
Chỉ số FTSE 100 là gì ? Đầu tư FTSE 100
FTSE 100 (UK100) là từ viết tắt của chỉ số Financial Times Stock Exchange 100, bao gồm 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất được niêm yết trên Sàn Chứng khoán London (LSE) bắt đầu từ ngày 03/01/1984, với điểm sàn là 1000.
Đây được xem như thước đo của nền kinh tế Anh và là chỉ số cổ phiếu hàng đầu ở châu Âu. Chỉ số này đại diện cho 100 công ty lớn nhất ở Anh – chủ yếu là các công ty đa quốc gia và các công ty này chiếm 81% toàn bộ giá vốn hóa thị trường trên Sàn Chứng khoán London.
FTSE 100 được duy trì bởi FTSE Group, một công ty độc lập mà ban đầu là kết quả của sự liên doanh giữa Financial Times và LSE (FTSE chính là viết tắt của Financial Times Stock Exchange). Theo website của FTSE Group, 100 công ty FTSE 100 chiếm đến 80% thị trường chứng khoán ở Anh. Mặc dù chỉ số này bao gồm 100 công ty nhưng thực tế danh sách của nó có 101.
Các công ty trong FTSE 100 phải đáp ứng các yêu cầu của FTSE Group, bao gồm việc đã niêm yết toàn diện trên sàn LSE với giá được tính theo đồng bảng Anh hoặc đồng Euro trên SETS (Stock Exchange Electronic Trading Service), vượt qua các kiểm tra về quốc tịch, mức độ biến động giá tự do (free float) và tính thanh khoản. Giao dịch được tiến hành từ 8:00 đến 16:29 (khi phiên đấu giá cuối cùng bắt đầu), và giá đóng cửa được lấy lúc 16:35 (mặc dù hầu hết giá đóng cửa của FTSE 100 được lấy lúc 16:36). Giá trị cao nhất của chỉ số FTSE 100 tính đến thời điểm này là 6950,6 điểm, đạt được ngày 30 tháng 12 năm 1999.
Bên cạnh FTSE 100, FTSE Group còn có thêm chỉ số FTSE 250 (chỉ số của 250 công ty lớn tiếp theo), FTSE Fledgling, the FTSE 350 (tổng hợp của FTSE 100 và FTSE 250), FTSE SmallCap. Cuối cùng là FTSE All-Share, là chỉ số tổng hợp của cả 3 chỉ số FTSE 100 Index, FTSE 250 Index, và FTSE SmallCap.
Chỉ số NASDAQ là gì ? Đầu tư NASDAQ
1. Chỉ số Nasdaq là gì ?
Chỉ số Nasdaq (National Association of Securities Dealers Automated Quotation) là một sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ được thành lập vào năm 1971 bởi Hiệp hội Quốc gia các Nhà buôn Chứng khoán Mỹ (NASD).
Chỉ số Nasdaq được thiết kế nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư một giải pháp giao dịch cổ phiếu điện tử, minh bạch, và nhanh chóng thay cho việc giao dịch chứng khoán trực tiếp, mà NASD tin rằng mang lại gánh nặng cho các nhà đầu tư vì không hiệu quả và tốn thời gian.
Hiện tại, Nasdaq được xếp thứ hai trong danh sách các sàn giao dịch chứng khoán theo vốn hóa thị trường của các cổ phiếu được giao dịch, chỉ sau Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
2. Lịch sử phát triển của Nasdaq
*Năm 1981, Nasdaq giao dịch 37% trong tổng số 21 tỷ cổ phiếu của thị trường chứng khoán Mỹ Đến năm 1991, cổ phần của Nasdaq đã tăng lên 46%.
*Năm 1998, đây là thị trường chứng khoán đầu tiên ở Mỹ giao dịch trực tuyến, thu hút nhiều công ty trong thời kỳ bong bóng dot-com. Chỉ số chính Nasdaq Composite được giới thiệu kể từ khi thành lập.
Quỹ giao dịch trao đổi QQQ theo dõi chỉ số NASDAQ-100 vốn hóa lớn, được giới thiệu vào năm 1985 cùng với NASDAQ Financial-100 Index, theo dõi 100 công ty lớn nhất về vốn hóa thị trường.
*Năm 1992, Thị trường Chứng khoán Nasdaq đã kết hợp với Sở Giao dịch Chứng khoán Luân Đôn để hình thành mối liên kết liên lục địa đầu tiên của thị trường vốn.
*Năm 2000, Hiệp hội các Đại lý Chứng khoán Quốc gia đã tách khỏi Thị trường Chứng khoán Nasdaq để thành lập một công ty đại chúng. (* Số liệu tham khảo wikipedia)
Dẫn đầu trong công nghệ giao dịch, nhiều gã khổng lồ công nghệ đã chọn niêm yết trên Nasdaq từ khi mới thành lập bao gồm cả Facebook, Apple, và Google. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã làm cho mô hình giao dịch điện tử Nasdaq trở thành tiêu chuẩn cho các thị trường trên toàn thế giới.
Hiện nay, Nasdaq có khoảng 3.200 công ty giao dịch công khai, là sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ hai (tính theo giá trị chứng khoán) và thị trường chứng khoán điện tử lớn nhất thế giới với khối lượng khoảng 1,8 tỷ giao dịch mỗi ngày.
Nasdaq giao dịch cổ phần trên nhiều lĩnh vực bao gồm hàng hóa vốn, hàng tiêu dùng, năng lượng, tài chính, y tế, tiện ích công cộng, công nghệ và giao thông vận tải- nhưng nổi tiếng nhất là cổ phiếu công nghệ cao.
3. Các loại Chỉ số Nasdaq
Giống như bất kỳ sàn giao dịch chứng khoán nào, Nasdaq sử dụng một chỉ số hoặc một tập hợp các cổ phiếu để cung cấp một cái nhìn nhanh về hiệu suất thị trường. NYSE sử dụng chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) làm chỉ số chính, còn NASDAQ sử dụng Nasdaq Composite và Nasdaq 100.
*Nasdaq Composite
Chỉ số Nasdaq Composite đo lường sự thay đổi của hơn 3.000 cổ phiếu được giao dịch trên Nasdaq. Nasdaq Composite thường được gọi là ” Nasdaq ” và là chỉ số thường được trích dẫn bởi các nhà báo và phóng viên tài chính.
Các loại chứng khoán trong chỉ số bao gồm:
◆ Chứng chỉ tín thác Mỹ – ADR;
◆ Cổ phiếu phổ thông;
◆ Lãi suất góp vốn trách nhiệm hữu hạn;
◆ Cổ phần thông thường
◆ Ủy thác Đầu tư Bất động sản (REITs);
◆ Cổ phần của lãi suất của người sở hữu SBI);
◆ Cổ phiếu Tracking.
Chỉ số này bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết của Nasdaq nhưng không bao gồm công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi, quỹ, quỹ giao dịch trao đổi (ETF) hoặc chứng khoán nợ.
*Nasdaq 100
Nasdaq 100 là chỉ số đo lường 100 công ty phi tài chính lớn nhất về giá trị thị trường được niêm yết trên sàn giao dịch trên Nasdaq. Các công ty này hoạt động trên hàng lọat lĩnh vực, mặc dù lớn nhất thường liên quan đến công nghệ. Mỗi năm, các công ty có thể được thêm mới hoặc loại bỏ khỏi Nasdaq 100 tùy thuộc vào giá trị thị trường của chúng.
*Chỉ số Công nghệ sinh học Nasdaq và chỉ số Tài chính Nasdaq
Ngoài 2 chỉ số chính trên, Nasdaq còn 2 chỉ số phụ khác bao gốm chỉ số Công nghệ sinh học Nasdaq (Nasdaq Biotechnology Index) và chỉ số Tài chính Nasdaq (Nasdaq Financial 100). Trong khi chỉ số Công nghệ sinh học Nasdaq là chỉ số thị trường chứng khoán được tạo thành từ chứng khoán của các công ty niêm yết Nasdaq thuộc ngành Công nghệ sinh học hoặc Dược phẩm; thì chỉ số tài chính Nasdaq là chỉ số của các công ty tài chính bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty môi giới, và công ty thế chấp.
4. Sự khác biệt giữa chỉ số Nasdaq Composite và Nasdaq 100
So sánh
|
Nasdaq Composite
|
Nasdaq 100
|
Thời gian ra đời
|
1971
|
31 tháng 1, 1985
|
Độ bao phủ
|
Hơn 3.000 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch Nasdaq
|
100 công ty có giá trị thị trường lớn nhất được niêm yết trên Nasdaq
|
Tiêu chuẩn nằm trong đánh giá
|
Là công ty niêm yết độc quyền trên Nasdaq và phải là một trong những loại chứng khoán sau:
· Chứng chỉ tín thác Mỹ – ADR;
· Cổ phiếu phổ thông;
· Lãi suất góp vốn trách nhiệm hữu hạn;
· Cổ phần thông thường
· Ủy thác Đầu tư Bất động sản (REITs);
· Cổ phần của lãi suất của người sở hữu SBI);
· Cổ phiếu Tracking.
|
· Niêm yết độc quyền trên Nasdaq;
· Được cung cấp công khai trên một thị trường Mỹ trong 3 tháng;
· Có khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày 200.000 cổ phiếu;
· Lưu hành các báo cáo hàng quý và hàng năm;
· Không đứng trước nguy cơ phá sản.
|
Thành phần các công ty*
|
Công ty thuộc bất kỳ lĩnh vực nào, bao gồm:
√ Ngành kỹ thuật ở mức 46,40%
√ Dịch vụ tiêu dùng ở mức 20,16%
√ Chăm sóc sức khỏe ở mức 10,86%
√ Tài chính ở mức 8,59%
√ Công nghiệp ở mức 6,32%
√ Hàng tiêu dùng ở mức 5,49%
√ Dầu khí ở mức 0,71%
√ Viễn thông ở mức 0,70%
Vật liệu cơ bản ở mức 0,47%
√ Các tiện ích ở mức 0,30%.
|
Các lĩnh vực đa dạng giống NASDAQ Composite nhưng không bao gồm các dịch vụ tài chính.
√ Lĩnh vực công nghệ chiếm 54% trọng lượng của chỉ số.
√ Lĩnh vực tiếp theo là dịch vụ tiêu dùng, được đại diện bởi các công ty như chuỗi nhà hàng, nhà bán lẻ và dịch vụ du lịch.
√ Ngoài ra chỉ số còn bao gồm lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công nghiệp và viễn thông.
|
Một số cty lớn nằm trong chỉ số
|
1347 Property Insurance Holdings, Inc.
21 VIANET GROUP
2U
51 JOB
A-Mark Precious Metals
AAON
ABIOMED
AC Immune Ltd
AC MOORE ARTS & CRAFTS
Acacia Communications Inc
|
Apple
Microsoft
Amazon
Facebook
Alphabet
Intel Corp
Comcast Corp
Cisco Systems
PepsiCo
Adobe
|
*Số liệu theo investopedia
5. Dùng chỉ số Nasdaq 100 hay Nasdaq composite
★Nasdaq Composite là Top 3 chỉ số được theo dõi nhiều nhất
Được đưa ra vào năm 1971 với giá trị khởi điểm là 100; trong những năm qua, chỉ số Nasdaq Composite đã tăng vọt rất nhiều lần mặc dù có nhiều giai đoạn suy giảm. Cùng với chỉ số trung bình Dow Jones và S & P 500, đây là một trong ba chỉ số được theo dõi nhiều nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ.
★Vốn hóa thị trường Nasdaq Composite khổng lồ
Nasdaq Composite theo dõi các cổ phiếu theo phương pháp trọng số vốn hóa thị trường của từng loại chứng khoán trong chỉ số. Sử dụng chính sách này đồng nghĩa với việc các công ty lớn hơn được liệt kê trên sàn giao dịch Nasdaq có ảnh hưởng nhiều hơn đến giá trị chỉ số NASDAQ Composite so với các công ty nhỏ hơn. Theo truyền thống, các cổ phiếu công nghệ đã chiếm một tỷ trọng lớn trong chỉ số Nasdaq Composite khi các công ty công nghệ lớn đặc biệt ảnh hưởng đến chỉ số này.
★Nasdaq 100 là chỉ số của công nghệ
Trong khi chỉ số NASDAQ Composite được theo dõi phổ biến bởi những người tham gia thị trường nói chung. Ra mắt vào năm 1985, Nasdaq 100 (NDX) là một chỉ số trọng vốn hóa được sửa đổi để theo dõi các công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq. Sự hiện diện của một số công ty công nghệ nổi tiếng nhất đã dẫn đến việc chỉ số này được coi là chỉ số của công nghệ. Trong thực tế, NDX đã tiếp xúc gần 50% với các lĩnh vực khác như dịch vụ tiêu dùng, thương mại bán buôn và bán lẻ và công nghệ sinh học.
★Nasdaq-100 đang là chỉ số định nghĩa nền công nghiệp hiện đại của thế giới
Trong 15 năm, từ tháng 12 năm 2003-2018, các công ty cấu thành NASDAQ 100 đã đăng ký mức tăng trưởng gộp hàng năm là 22% thu nhập, 13% doanh thu và 29% cổ tức được trả. Với các công ty đi đầu trong lĩnh vực phát minh đổi mới như Apple, Microsoft, Intel, Facebook, Amgen, Starbucks, Tesla, chỉ số Nasdaq-100 đang là chỉ số định nghĩa nền công nghiệp hiện đại của thế giới.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty trong chỉ số Nasdaq 100 đang dẫn đầu trong việc đổi mới, trung bình một công ty trong Nasdaq 100 chi trung bình 1,7 tỷ đô la mỗi năm cho nghiên cứu và phát triển, cao hơn gấp đôi so với chi tiêu trung bình của một công ty S&P 500.
Với mức vốn hóa thị trường là 7,5 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2018, lịch sử phát triển, tác động và hiệu suất của chỉ số Nasdaq 100 đã được chứng minh.( *Số liệu tham khảo Nasdaq)
6. Có nên đầu tư Nasdaq 100
★Nasdaq-100 đã được chứng minh là một chỉ số tăng trưởng vốn hóa lớn hàng đầu
Được hỗ trợ bởi các công ty công nghệ đã phát triển mạnh mẽ trong thời đại internet – bao gồm Google, Facebook, Amazon và Apple, Nasdaq 100 đã tạo ra lợi nhuận đáng kinh ngạc kể từ khi thành lập vào năm 1985. Mức vốn hóa thị trường ban đầu là 58 đô la, NDX đã tăng lên 6,5 nghìn tỷ đô la. Vào tháng 10 năm 2017, Nasdaq-100 đại diện cho một phần tư vốn hóa thị trường NYSE.
★ Nasdaq 100 là nơi phát triển toàn cầu
Nasdaq 100 không chỉ là một chỉ số. Đây là nơi phát triển toàn cầu, đổi mới và hiệu suất. Sự đa dạng của các công ty có trong Nasdaq 100 rất quan trọng đối với hiệu suất và thành công mạnh mẽ của nó trong hai thập kỷ qua. Kể từ năm 2003, Nasdaq-100 đã công bố tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR 1) của no, trong đó:
– 20% tăng trưởng về thu nhập
– 12% tăng trưởng về doanh thu
– 25% tăng trưởng về giá trị cổ tức
– 11 % tăng trưởngvề giá / thu nhập
★Chỉ số Nasdaq-100 đã mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các nhà đầu tư.
Trên cơ sở hàng năm (YTD) kể từ ngày 11 tháng 3 năm 2011, chỉ số NASDAQ-100 đã mang lại lợi nhuận ở mức 20,14%. Trên cơ sở 5 năm, chỉ số NASDAQ-100 mang lại 38,83% trong khi kể từ khi thành lập, tỷ lệ hoàn vốn là khoảng 23,28%.
Nasdaq 100 và S&P 500 là 2 trong số các chỉ số vốn phổ biến nhất ở Mỹ. Với sự phân bổ mạnh mẽ cho các ngành công nghiệp hiệu quả hàng đầu như Công nghệ, Dịch vụ tiêu dùng và Chăm sóc sức khỏe, Nasdaq-100 đã vượt trội so với S&P 500 trong từng lĩnh vực.
Nasdaq-100 (NDX) đã vượt trội so với S&P500 10 trong 12 năm qua. (*Số liệu trong phần này tham khảo NASDAQ)
Chỉ số Russell là gì ? Đầu tư Russell
Chỉ số S&P 500 là gì ? Đầu tư S&P 500
Chủ nghĩa tư bản (Capitalism) là gì ?
Chủ nghĩa tư bản (Capitalism) là gì ? Chủ nghĩa tư bản (Capitalism) là một hệ thống kinh tế trong đó các cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân sở hữu tư liệu sản xuất. Việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ dựa trên cung và cầu của thị trường chung (nền kinh tế thị trường) thay vì thông qua kế hoạch trung tâm (nền kinh tế kế hoạch hoặc nền kinh tế chỉ huy).
Đặc điểm của Chủ nghĩa tư bản
Hình thức thuần túy nhất của chủ nghĩa tư bản là thị trường tự do hoặc chủ nghĩa tư bản tự do kinh tế. Ở đây, các cá nhân không bị hạn chế. Họ có thể xác định nơi đầu tư, sản xuất hoặc bán gì, và ở mức giá nào để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Thị trường tự do kinh tế hoạt động mà không cần sự kiểm tra hoặc kiểm soát nào.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều áp dụng một hệ thống tư bản kết hợp với một số điều tiết của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu của một số ngành công nghiệp.
Về mặt chức năng, chủ nghĩa tư bản là một quá trình mà các vấn đề về sản xuất kinh tế và phân phối tài nguyên có thể được giải quyết. Thay vì hoạch định các quyết định kinh tế thông qua các phương pháp chính trị tập trung, như với chủ nghĩa xã hội hay chế độ phong kiến, kế hoạch kinh tế dưới chủ nghĩa tư bản diễn ra thông qua các quyết định phi tập trung và tự nguyện.
Vai trò của Chủ nghĩa tư bản trong việc xây dựng phát triển kinh tế
Bằng cách tạo ra động lực cho các nhà kinh doanh phân bổ lại nguồn nguyên liệu từ các kênh không có lợi vào các lĩnh vực mà người tiêu dùng đánh giá cao hơn, chủ nghĩa tư bản đã chứng minh nó là một phương tiện hiệu quả cao hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản trong thế kỉ 18 và 19, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng diễn ra chủ yếu thông qua việc chinh phục và khai thác tài nguyên từ các quốc gia bị chinh phục.
Nghiên cứu cho thấy thu nhập bình quân đầu người toàn cầu trung bình không thay đổi trong bối cảnh phát triển của xã hội nông nghiệp cho đến khoảng năm 1750 khi gốc rễ của Cách mạng Công nghiệp bắt đầu nhen nhóm.
Trong các thế kỉ tiếp theo, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nâng cao năng lực sản xuất rất nhiều. Ngày càng có nhiều hàng hóa chất lượng cao hơn và những hàng hoá này trở nên dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân, điều mà trước đây không ai ngờ tới. Do đó, hầu hết các nhà lí luận chính trị và gần như tất cả các nhà kinh tế đều cho rằng chủ nghĩa tư bản là hệ thống trao đổi hiệu quả nhất.
Chứng khoán là gì ? Kiến thức đầu tư chứng khoán cơ bản
Chứng khoán Mỹ là gì ? Có nên đầu tư cổ phiếu Mỹ không ?
Chứng khoán Phái sinh (Derivative Securities)
Trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư chỉ có thể mua vào và bán ra các loại chứng khoán thông thường và không hề biết đến khái niệm “bán khống”. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện thị trường chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư có thể thực hiện các lệnh sell khi xu thế thị trường có thể đi xuống trong tương lai. Vậy chứng khoán phái sinh là gì và có bao nhiêu loại, sự khác biệt giữa sản phẩm phái sinh và cổ phiếu là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé !
Chứng nhận hữu cơ USDA
Chứng nhận hữu cơ USDA là từ viết tắt của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of Agriculture) – một bộ hành chính liên bang của Hoa Kỳ đặc trách phát triển và thực thi chính sách của chính phủ Hoa Kỳ về nông nghiệp, nông trại và thực phẩm.
Các mục tiêu của bộ là đáp ứng nhu cầu của nông dân, người làm nông trại, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất và giao thương nông nghiệp, hành động để đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tạo thuận lợi cho các cộng đồng nông thôn và xoá đói tại Hoa Kỳ và tại hải ngoại.
Chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Ủy ban Hữu cơ Quốc gia (USDA) là chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt nhất. Cơ quan này yêu cầu sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ mới được sử dụng logo của họ. Ngoài ra, cơ quan này cũng không cho phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các thành phần hóa học khi chế biến cũng như các hoạt động hữu cơ phải chứng minh rằng họ đang bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
– Cây trồng hữu cơ: USDA xác nhận các tia bức xạ, bùn thải, phân bón tổng hợp, thuốc trừ sâu bị cấm, các sinh vật biến đổi gen không được sử dụng.
– Chăn nuôi hữu cơ: USDA xác nhận các nhà sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn động vật, không sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chất kích thích tăng trưởng, sử dụng 100% thức ăn hữu cơ và đề phòng các động vật bên ngoài tới gần.
– Thực phẩm đa thành phần hữu cơ: USDA xác nhận các sản phẩm có ít nhất 95% thành phần chứng nhận hữu cơ.
Quan trọng nhất, USDA được theo dõi, giám sát hàng năm thông qua tổ chức được USDA ủy quyền, bao gồm việc thanh tra tại nơi sản xuất của các cơ sở sản xuất mà không được báo trước hoặc có thể được báo trước. Nếu vì lý do bất kỳ, một sản phẩm hữu cơ vi phạm các quy định hữu cơ của USDA đều bị thực thi pháp luật, bao gồm các hình phạt tài chính, đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng nhận hữu cơ. Tất cả các sản phẩm được đều được đánh dấu rõ ràng USDA hiển thị trên sản phẩm với con dấu chứng nhận.
CME GROUP – Sở giao dịch hàng hóa Chicago
CME GROUP – Sở giao dịch hàng hóa Chicago trong tiếng Anh là Chicago Mercantile Exchange – CME
Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME), thông thường được gọi là Chicago Merc, là một sàn giao dịch có tổ chức để giao dịch các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn.
CME GROUP giao dịch các hợp đồng tương lai, và trong hầu hết các quyền chọn, trong các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, chỉ số chứng khoán, ngoại hối, lãi suất, kim loại, bất động sản, và thậm chí cả lĩnh vực khí tượng thời tiết.
Hiểu về Sở giao dịch hàng hóa Chicago
Được thành lập vào năm 1898, Sở giao dịch hàng hóa Chicago bắt đầu hoạt động với tư cách là “Hội đồng trứng và bơ Chicago” trước khi đổi tên vào năm 1919.
Đây là sàn giao dịch tài chính đầu tiên “Demutualization” (Demutualization là quá trình trong đó công ty trở thành cổ đông và cổ phiếu của công ty bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán) và trở thành một công ty cổ phần, được giao dịch công khai vào năm 2000.
CME ra mắt hợp đồng tương lai đầu tiên vào năm 1961 về mặt hàng thịt lợn đông lạnh. Năm 1969, công ty đã bổ sung hợp đồng tương lai tài chính và tiền tệ, tiếp theo đó là hợp đồng lãi suất, trái phiếu và hợp đồng tương lai đầu tiên vào năm 1972.
Sự thành lập tập đoàn CME
Năm 2007, việc sáp nhập với Ủy ban Thương mại Chicago đã tạo ra Tập đoàn CME, một trong những sàn giao dịch tài chính lớn nhất thế giới.
Năm 2008, CME mua lại NYMEX Holdings, Inc., công ty mẹ của Sở giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) và Sàn giao dịch hàng hóa, Inc. (COMEX).
CPI (Consumer Price Index) – Chỉ số giá tiêu dùng
Cung (Supply) là gì ? Các yếu tố ảnh hưởng đến Cung
Cung (Supply)
Cung trong tiếng Anh là Supply. Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Đặc trưng của Cung (Supply)
Giống như cầu, cung bao gồm hai yếu tố cơ bản là khả năng bán và ý muốn sẵn sàng bán.
Chẳng hạn nếu trong kho của bạn có sẵn hàng hóa nhưng hiện tại thị trường trả giá quá thấp nên bạn không muốn bán. Khi đó cung trong trường hợp đó bằng 0.
Ngược lại có lúc giá rất cao nhưng trong kho của bạn không có hàng và trong trường hợp này cung của bạn cũng bằng 0.
Thuật ngữ liên quan
Lượng cung là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán ở một mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cung
(1) Giá cả của hàng hóa – dịch vụ
Giá cả là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sản xuất và cung ứng. Nếu giá cả tăng lên thì khi bán sản phẩm doanh nghiệp sẽ có mức lãi cao hơn.
Vì vậy doanh nghiệp sẽ làm việc nhiều hơn, mua thêm máy móc thiết bị, thuê thêm nhân công và sản lượng cung ứng cũng sẽ tăng lên. Ngược lại khi giá cả thấp thì mức lãi của bạn sẽ giảm xuống, vì vậy bạn phải thu hẹp sản xuất, thậm chí có thể ngừng sản xuất hoàn toàn và lượng cung của bạn sẽ giảm dần xuống 0.
(2) Giá cả các yếu tố sản xuất (giá cả các yếu tố đầu vào)
Để sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào khác nhau như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu…
Nếu giá của một trong các yếu tố đầu vào tăng lên thì chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sẽ cao hơn và do đó doanh nghiệp sẽ lãi ít hơn. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải giảm sản lượng sản xuất.
Ngược lại, nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm xuống thì việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ lãi nhiều hơn và doanh nghiệp sẽ sản xuất nhiều sản phẩm hơn.
Như vậy, cung về một mặt hàng hóa có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với giá cả của cá yếu tố đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó.
(3) Công nghệ
Công nghệ sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cung. Nếu bạn sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại thì năng suất lao động sẽ tăng lên, chi phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ ít đi, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn, bạn sẽ lãi nhiều hơn và do đó số lượng sản phẩm mà bạn cung ứng ra thị trường sẽ tăng lên.
(4) Kì vọng
Lượng sản phẩm mà bạn cung ứng hôm nay cũng có thể bị ảnh hưởng bởi kì vọng của bạn về tương lai. Chẳng hạn nếu dự kiến giá bán sản phẩm của bạn trong thời gian tới tăng lên thì bạn sẽ để lại một phần sản phẩm vào kho và hiện tại lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường sẽ ít hơn.
(5) Chính sách của chính phủ
Chính sách của chính phủ cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến lượng cung. Chẳng hạn như mức thuế cao sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên, thu nhập của doanh nghiệp sẽ ít hơn và do đó doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng sản xuất.
Ngược lại, chính phủ có sự ưu đãi về thuế thì thu nhập của doanh nghiệp sẽ tăng lên và doanh nghiệp sẽ muốn sản xuất nhiều hơn.
Sàn giao dịch Chicago – CBOT (The Chicago Board of Trade)
Sàn giao dịch Chicago là sàn giao dịch hàng hóa được thành lập vào năm 1848. Cả hợp đồng về tài chính và mặt hàng nông sản đều được giao dịch trên sàn này.
Ban đầu, Sàn giao dịch Chicago chỉ giao dịch các hợp đồng tương lai của các mặt hàng nông sản như lúa mì, ngô và các sản phẩm liên quan đến đậu tương.
Giờ đây, CBOT cung cấp các hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai trên nhiều loại sản phẩm khác bao gồm vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và năng lượng.
CBOT bắt nguồn từ giữa thế kỷ 19 để giúp nông dân và người tiêu dùng hàng hóa quản lý rủi ro bằng cách loại bỏ sự không chắc chắn về giá từ các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và ngô. Sau đó, hợp đồng tương lai trên các sản phẩm như gia súc và vật nuôi khác đã được thêm vào.
Chicago được chọn làm địa điểm trao đổi vì vị trí gần với trung tâm nông nghiệp của Mỹ, vị trí của thành phố là điểm trung chuyển quan trọng cho chăn nuôi cũng như cơ sở hạ tầng đường sắt tốt. Điều này làm cho việc phân phối các sản phẩm nằm dưới danh bạ tương lai được giao dịch trên CBOT tương đối dễ dàng, giá cả phải chăng và chắc chắn.
Theo thời gian phát triển, các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm tài chính, năng lượng và kim loại quý cũng được giao dịch tại CBOT.
Trong những năm 1970, các hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện, cho phép các nhà giao dịch và nhà đầu tư điều chỉnh các chiến lược quản lý rủi ro của họ tốt hơn nữa.
Hàng hóa vẫn đóng vai trò trung tâm trong giao dịch CBOT, nhưng các sản phẩm khác như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và các hợp đồng chỉ số tương lai cũng được giao dịch ở CBOT.
Ngày nay, CBOT là một phần của Tập đoàn Chicago Mercantile Exchange (CME group).
CME Group là thị trường phái sinh hàng đầu và đa dạng nhất thế giới, bao gồm bốn sàn: CME, CBOT, NYMEX và COMEX.
CBOT sáp nhập vào CME Group năm 2007, giao dịch thêm các sản phẩm về lãi suất, các sản phẩm chỉ số nông nghiệp và chỉ số cổ phiếu .
Sàn giao dịch Comex (Commodity Exchange Inc)
Sàn giao dịch Comex (Commodity Exchange Inc) là sàn giao dịch chính của các hợp đồng vàng tương lai, được thành lập lần đầu tiên vào năm 1933 thông qua việc sáp nhập bốn sàn giao dịch nhỏ hơn có trụ sở tại New York: National Metal Exchange, Rubber Exchange of New York, National Raw Silk Exchange, và New York Hide Exchange.
Sự hợp nhất giữa Commodity Exchange Inc. và New York Mercantile Exchange (NYMEX) vào năm 1994 đã tạo ra sàn giao dịch hàng hóa vật chất tương lai lớn nhất thế giới, viết tắt là COMEX.
Sàn giao dịch COMEX hoạt động bên ngoài Trung tâm tài chính thế giới ở Manhattan và là một bộ phận của Sàn giao dịch Chicago Mercantile (CME).
Theo CME Group, có hơn 400.000 hợp đồng tương lai và quyền chọn được thực hiện trên COMEX hàng ngày, khiến nó trở thành sàn giao dịch kim loại có thanh khoản cao nhất thế giới. Giá cả và hoạt động hàng ngày của các trader toàn cầu trên sàn giao dịch tác động đến thị trường kim loại trên toàn thế giới.
Sàn giao dịch COMEX đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ chính cho các hợp đồng tương lai vàng, bạc và đồng, tất cả đều được giao dịch ở các kích cỡ hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, hoặc những phiên bản nhỏ hơn (mini và micro) của chúng.
Các loại hợp đồng tương lai khác được giao dịch trên COMEX bao gồm nhôm, paladium, bạch kim và thép. Vì thị trường tương lai chủ yếu được sử dụng như một phương tiện phòng ngừa rủi ro về giá, nên phần lớn các hợp đồng tương lai không được giao nhận hàng thực.
Hầu hết các giao dịch được thực hiện đơn giản dựa trên giao ước và hiểu biết của 2 bên mua bán về sự tồn tại của kim loại đó. Điều này không có nghĩa là một trader hoặc người giao dịch hedging không thể nhận bàn giao kim loại vật chất thông qua COMEX, nhưng số lượng hợp đồng được thực hiện theo cách này thường khá nhỏ, ít hơn 1%.
Sở giao dịch hàng hóa trung tâm Nhật Bản C-COM
Sở giao dịch hàng hóa trung tâm Nhật Bản (Central Japan Commodity Exchange) – C-COM
Có trụ sở tại Nagoya, Sở giao dịch hàng hóa trung tâm Nhật Bản (C-COM) được thành lập vào tháng 10 năm 1996.
Nó được thành lập sau sự hợp nhất của Sở giao dịch ngũ cốc và đường Nagoya, Sở giao dịch dệt may Nagoya và Sở giao dịch kén khô Toyohashi. Tất cả ba sàn giao dịch hàng hóa đều được đặt tại tỉnh Aichi của Nhật Bản.
Sàn giao dịch tương lai cũng đã hợp nhất với Osaka Mercantile Exchange vào tháng 1 năm 2007. Vào tháng 1 năm 2011, sàn giao dịch đã ngừng hoạt động. Vào thời điểm đó, nó là hàng hóa lớn thứ ba của Nhật Bản tính theo khối lượng giao dịch. Lý do đóng cửa bao gồm nguyên nhân chính doanh thu và khối lượng giao dịch giảm.
Sở giao dịch hàng hóa trung tâm Nhật Bản cung cấp các sản phẩm kỳ hạn với nhiều mặt hàng khác nhau, bao gồm năng lượng, kim loại đen và kim loại màu, và hàng hóa nông nghiệp.
Vào thời điểm nó ngừng hoạt động, C-COM cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai được cung cấp cho trứng, gasoil, xăng và dầu hỏa.
Vào năm 2005, sàn giao dịch này đã giới thiệu giao dịch hợp đồng phế liệu đen. Sàn giao dịch cũng niêm yết nhôm, niken, các sản phẩm cao su khác nhau và chỉ số cao su sau khi sáp nhập với Sở giao dịch thương mại Osaka.
Trong khi việc mua bán trứng có thể được thanh toán bằng tiền mặt, việc kinh doanh các mặt hàng khác cũng được yêu cầu phải được thanh toán bằng cách giao hàng thực tế. Trước đây, sàn giao dịch này cũng đã cung cấp các loại đậu nành tương lai, sợi bông, kén khô và đậu azuki.
Trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing House)
Trung tâm thanh toán bù trừ hay phòng thanh toán bù trừ, tiếng Anh gọi là Clearing House.
Trung tâm thanh toán bù trừ hoạt động như một trung gian giữa người mua và người bán nhằm đảm bảo giao dịch được thực hiện trơn tru từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Vai trò chính của nó là đảm bảo rằng người mua và người bán tôn trọng nghĩa vụ hợp đồng của họ.
Trách nhiệm của TTTTBT bao gồm việc thiết lập tài khoản giao dịch, thanh toán bù trừ, thu giữ tiền kí quĩ, giao nhận những công cụ mua bán, và báo cáo dữ liệu giao dịch.
TTTTBT hoạt động như một bên thứ ba trong tất cả các hợp đồng tương lai và quyền chọn. Họ là người mua cho bên bán và là người bán cho bên mua.
Hiểu rõ hơn về TTTTBT
TTTTBT sẽ tham gia vào tiến trình sau khi người bán và người mua thực hiện một giao dịch.
Vai trò của họ là củng cố các bước dẫn đến việc hoàn thành một giao dịch. Là một bên trung gian, TTTTBT đem lại sự an toàn, hiệu quả và là một phần không thể thiếu cho sự ổn định của thị trường tài chính.
Việc TTTTBT đảm nhiệm vị thế ngược lại trong mỗi giao dịch giúp giảm nhiều chi phí cũng như hạn chế rủi ro khi phải thiết lập nhiều giao dịch giữa các bên khác nhau. Tuy nghĩa vụ của họ là làm giảm rủi ro, nhưng việc họ đóng cả vai trò là bên mua và bên bán ban đầu khiến cho họ thành đối tượng chịu rủi ro vỡ nợ từ cả hai bên.
Để hạn chế việc này, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ yêu cầu một khoản tiền kí quĩ (kí quỹ ban đầu và kí quỹ duy trì).
Thị trường tương lai là nơi có liên quan nhiều nhất với TTTTBT vì sản phẩm tài chính của nó đều có đòn bẩy và cần phải có một bên trung gian giúp ổn định.
Mỗi sàn giao dịch sẽ có TTTTBT riêng. Mọi thành viên trên sàn được yêu cầu phải hoàn tất giao dịch của họ qua trung tâm thanh toán bù trừ vào cuối mỗi phiên và phải nạp khoản tiền tương ứng với mức kí quỹ yêu cầu để duy trì số dư trong tài khoản cho TTTTBT.
Dầu Brent Dầu WTI – Đặc điểm khác biệt
Dầu Brent (North Sea Brent Crude) chỉ những loại dầu được khai thác từ các mỏ khu vực Biển Bắc, là một tiêu chuẩn cho thị trường châu Âu và châu Á, tập hợp của 15 loại dầu sản xuất theo các khối Na Uy và Scotland gồm Brent, Ekofisk, Oseberg và Forties.
Đặc điểm của Brent đó là nhẹ vì mật độ tương đối thấp và ngọt vì hàm lượng lưu huỳnh thấp, khoảng 0,37% lưu huỳnh. Brent dùng để tính chế dầu diesel, xăng và dầu nhiên liệu chưng cất. Hiện tại Việt Nam đang nhập về bán theo giá dầu Brent từ thị trường Singapore.
Dầu WTI là viết tắt của West Texas Intermediate, đại diện cho Tây Bán Cầu từ các bãi dầu ở Texas, Louisiana và North Dakota của Mỹ. Loại dầu này được vận chuyển bằng đường ống với phía vận chuyển tương đối cao.
Đặc điểm của dầu WTI đó là dầu thô trung bình vì mật độ tương đối thấp và ngọt vì hàm lượng lưu huỳnh thấp, chứa khoảng 0,24%. Dầu WTI được sử dụng chủ yếu để tinh chế xăng.
Thị trường dầu mỏ hiện nay có khoảng hơn 160 loại dầu thô, trong đó Brent Crude và WTI được coi là 2 loại dầu đóng vai trò tiêu chuẩn trong giao dịch dầu thô trên thế giới. Brent Crude và WTI chỉ chung cho những loại dầu khác nhau nhưng có chung một đặc điểm. Vậy dầu Brent Crude và WTI có nghĩa là gì và có điểm gì khác nhau ?
Điểm khác biệt giữa dầu Brent Crude và WTI
Về giá thành thì hiện tại giá Brent đã vượt lên giá WTI, thường cao hơn trên 10 USD/thùng. Điều này là do vị trí khai thác của từng loại dầu. Brent được sản xuất ở gần biển nên chi phí vận chuyển thấp hơn . Dầu WTI được sản xuất tại khu vực đất liền nên ảnh hưởng từ nhiều vấn đề, trong đó có cơ sở hạ tầng khi đưa dầu từ Bắc Mỹ ra thị trường.
WTI là dầu thô chuẩn cho Bắc Mỹ, được giao dịch trên thị trường NYMEX (New York Mercantile Exchange). Còn Brent giao dịch tương lai trên sàn giao dịch liên lục địa (ICE) ở Luân Đôn (Anh). Vì Brent được giao dịch quốc tế, nên các địa điểm giao hàng sẽ thay đổi theo quốc gia.
Ngoài ra 2 loại dầu này cũng chịu những sự tác động khác nhau về tình hình chính trị tại nơi khai thác dầu. Từ đó tác động mạnh lên nguồn cung cầu trên thế giới, dẫn tới tình trạng giá dầu tăng hoặc giảm.
DCE – Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên
Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) là sàn giao dịch tương lai nhỏ nhất trong số ba sàn giao dịch tương lai của Trung Quốc về số lượng hợp đồng tương lai và quyền chọn đã bị xóa bởi sàn giao dịch vào năm 2010, theo khảo sát khối lượng hàng năm 2011 của FIA. Nó cung cấp một phức hợp nông nghiệp bao gồm đậu tương và các sản phẩm liên quan, tương lai ngô và dầu cọ.
Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên được xếp hạng là sàn giao dịch phái sinh lớn thứ 12 thế giới năm 2018, với 981 triệu hợp đồng được giao dịch, giảm 10,8% so với năm trước.
1. Lịch sử
DCE được thành lập vào ngày 28 tháng 2 năm 1993, tại Đại Liên, một thành phố cảng lớn ở cực nam của tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc Trung Quốc, tiếp giáp với khu vực sản xuất đậu nành chính của đất nước.
Trao đổi nổi lên từ việc tái cấu trúc ngành công nghiệp tương lai của Trung Quốc, vốn được hồi sinh vào năm 1990 sau 60 năm gián đoạn, nhưng chính phủ đã đóng cửa nhiều sàn giao dịch 40 cộng xuất hiện do thao túng giá trên diện rộng .
Năm 1995, 15 sàn giao dịch còn lại đã giảm xuống còn ba, với sàn giao dịch nông sản DCE cùng với Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu và Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải, trong đó niêm yết kim loại và cao su. Thị trường Tương lai đã bị cấm vào năm 1996, nhưng chính phủ đã công bố kế hoạch niêm yết các sản phẩm chỉ số chứng khoán trên một sàn giao dịch mới.
Ba sàn giao dịch đã được liên kết với một mạng điện tử duy nhất vào năm 2001, và sự tăng trưởng nhanh chóng trong hợp đồng đậu tương cốt lõi tại DCX đã chứng kiến nó đứng thứ hai sau Sàn giao dịch hàng hóa New York trong số các nền tảng hàng hóa toàn cầu năm đó.
2. Cơ cấu và quy định
DCE là một tổ chức phi lợi nhuận tự điều chỉnh, được giám sát bởi Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc. Hầu hết các giao dịch được thực hiện điện tử, với một yếu tố nhỏ của sự phản đối công khai .
Tính đến tháng 11 năm 2007, sàn giao dịch có 194 thành viên – bao gồm 180 nhà môi giới và 163.837 khách hàng. Louis Dreyfus trở thành thành viên nước ngoài đầu tiên vào tháng 6 năm 2006.
3. Phát triển sản phẩm
Một sự tăng trưởng gần gấp ba lần về ngô tương lai chuẩn của nó trong năm 2006 đã chứng kiến hợp đồng nhảy vọt, tổ hợp đậu nành DCX trở thành sản phẩm lớn nhất, với 65 triệu giao dịch, chỉ sau NYMEX WTI Crude trong bảng xếp hạng hàng hóa toàn cầu.
Sự ra mắt của một hợp đồng sữa đậu nành vào tháng 7 năm 2000 đã chứng kiến DCX trở thành sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất của Trung Quốc trong năm đó.
Khu phức hợp đậu nành đã tách vào năm 2002 với sự ra mắt của một chuẩn hợp đồng đậu tương biến đổi gen không – được gọi là đậu nành No.1 – với một GMO hợp đồng – được gọi là đậu nành số 2 – theo sau vào năm tới. Khối lượng trong hợp đồng số 2 đã sụp đổ trong nửa đầu năm 2007 do hạn chế nhập khẩu và trao đổi đang xem xét kết hợp hai hợp đồng.
Dầu đậu nành đã được thêm vào ngày 9 tháng 1 năm 2006, với polyetylen mật độ thấp được ra mắt vào ngày 31 tháng 7 năm 2007, cạnh tranh với hợp đồng nhựa được niêm yết bởi Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn.
Hợp đồng tương lai dầu cọ tinh chế đã được bắt đầu vào ngày 29 tháng 10 năm 2007, và các quan chức trao đổi đã công bố kế hoạch cho các hợp đồng tiếp theo bao gồm ethanol, hạt cải dầu, lợn hơi, lúa và các sản phẩm thời tiết.
Vào ngày 19 tháng 5 năm 2009, Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) tuyên bố rằng giao dịch tương lai polyvinyl clorua (PVC) sẽ bắt đầu vào ngày 25 tháng 5, và nó đang sửa đổi các quy tắc chi tiết để thực hiện việc ra mắt.
Vào ngày 18 tháng 5, Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc tuyên bố đã phê duyệt DCE để ra mắt hợp đồng tương lai PVC.
Vào ngày 26 tháng 2 năm 2014, DCE và Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Dubai đã công bố ra mắt đồng thời các hợp đồng tương lai polypropylen tại Hội thảo về nhựa Trung Đông ở Dubai.
4. Khối lượng hợp đồng
Năm |
Tổng khối lượng hàng năm * |
Phần trăm thay đổi |
2018 |
981.927.369 |
(-) 10,8% |
2017 |
1.101.280.152 |
(-) 28,4% |
2016 |
1.537.479.768 |
37,7% |
2015 |
1.16.323.375 |
45,0% |
2014 |
769.637.041 |
9,9% |
2013 |
700.500.777 |
10,7% |
2012 |
633.042.976 |
119% |
2011 |
289.047.000 |
(-) 28,3% |
2010 |
403,167,751 |
(-) 3,3% |
2009 |
416,782261 |
– |
5. Hợp đồng giao dịch
DGCX – Sàn giao dịch Vàng và hàng hóa Dubai
Sàn giao dịch vàng và hàng hóa Dubai (DGCX), thuộc sở hữu hoàn toàn của Trung tâm đa hàng hóa Dubai (DMCC), thuộc chính phủ Dubai, được ra mắt vào tháng 11 năm 2005 như một phần trong nỗ lực của tiểu vương vùng Vịnh nhằm thiết lập một trung tâm dịch vụ tài chính toàn cầu.
Các nền tảng điện tử là nơi đầu tiên các mặt hàng được trao đổi trong khu vực Trung Đông và hiện nay có thêm hợp đồng tương lai về vàng, bạc, đồng, kẽm, tiền tệ, dầu thô, chỉ số chứng khoán và chứng khoán tương lai.
Nền tảng giao dịch của DGCX, Nền tảng thương nhân của EOS, đã ra mắt vào ngày 12 tháng 3 năm 2013, đánh dấu việc hoàn thành cơ sở hạ tầng công nghệ mới của sàn giao dịch do Cinnober xây dựng.
DGCX và chi nhánh của nó, Tập đoàn thanh toán bù trừ hàng hóa Dubai (DCCC) đã được Cơ quan dịch vụ tài chính Dubai (DFSA), cơ quan quản lý của Trung tâm tài chính quốc tế Dubai (DIFC) cấp vào tháng 6 năm 2015, cho phép các công ty DIFC truy cập vào các sản phẩm của sàn giao dịch.
Sàn được xếp hạng thứ 33 trong số các sàn giao dịch phái sinh toàn cầu năm 2018 với khối lượng 22,2 triệu hợp đồng, tăng 27% so với năm trước, theo Khảo sát khối lượng hàng năm của FIA.
1. Lịch sử
DGCX là một trong bốn sàn giao dịch tài chính ở tiểu vương quốc vùng Vịnh và là một trong hai sàn nhắm mục tiêu vào lĩnh vực hàng hóa, cùng với đối thủ Dubai Mercantile Exchange.
Ra mắt vào năm 2005, đây là sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên ở khu vực Bờ Vịnh.
DGCX đã ra mắt hợp đồng đầu tiên, hợp đồng tương lai vàng, vào tháng 11 năm 2005 và đã bổ sung các công cụ phái sinh trên bạc, dầu nhiên liệu, dầu thô WTI và dầu thô, thép và bốn cặp tiền tệ.
Sàn giao dịch có hơn 200 thành viên và được quy định bởi Cơ quan Chứng khoán và Hàng hóa Emirates. Thanh toán bù trừ được cung cấp bởi công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn thuộc sở hữu của Dubai .
Sàn giao dịch ban đầu là một liên doanh 50/50 với Financial Technologies trước khi DMCC mua thêm 1% từ các đối tác Ấn Độ với giá 12,5 triệu đô la vào đầu năm 2007. Công nghệ tài chính từ từ hạ cổ phần sở hữu của mình trong sàn giao dịch và năm 2016, đã bán hết phần còn lại cổ phần 14,4 % với 5,77 triệu đô la để thoát khỏi quan hệ đối tác.
DGCX được đặt tên là “EMEA Exchange of the Year” tại Giải thưởng Nhà đầu tư toàn cầu FOW được tổ chức tại London vào tháng 12 năm 2018.
2. Lãnh đạo
Framroze Pochara, cựu phó chủ tịch của Sở giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ, được tuyển dụng làm CEO vào giữa năm 2005, nhưng đã từ chức vào giữa năm 2007 và được thay thế bởi Colin Griffith.
Vào tháng 11 năm 2011, Stephen Gaterell đã đảm nhận vai trò CEO tại DGCX, cho đến tháng 4 năm 2012 khi Gary Anderson thay thế ông. Sau đó, Anderson đã từ chức vì lý do sức khỏe vào tháng 10 năm 2014, và đã được dẫn dắt thành công vào năm 2015 bởi Gaurang Desai,. Anh từ chức vào tháng 2 năm 2018 và được thay thế bởi Les Male.
3. Phát triển sản phẩm
DGCX cung cấp một loạt các hợp đồng bao gồm kim loại quý, năng lượng, kim loại và tiền tệ.
Sự ra mắt của hợp đồng tương lai vàng vào tháng 12 năm 2005 được tiếp nối vào tháng 3 năm 2006 bởi hợp đồng tương lai bạc, với ba cặp tiền – đồng đô la so với đồng bảng Anh, euro và đồng yên – tiếp theo vào tháng 10 năm 2006 bởi hợp đồng tương lai dầu nhiên liệu trong nhiều nỗ lực để thiết lập một chuẩn mực dầu thô tương lai Trung Đông.
Vào tháng 5 năm 2007, sàn giao dịch đã đưa ra hợp đồng tương lai trên dầu thô WTI và Brent .
Khối lượng hợp đồng trong tổ hợp tiền tệ đã vượt qua vàng thỏi lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 4 năm 2007 và một cặp tiền tệ thứ tư – được coi là hợp đồng đô la / rupee trao đổi đầu tiên – đã được đưa ra vào tháng 6 năm 2007.
Hợp đồng tương lai thép đầu tiên của nó đã được đưa ra vào tháng 10 năm 2007 nhưng sau đó đã bị hủy bỏ.
Vào tháng 3 năm 2013, DGCX đã ký giấy phép với MSCI để khởi động hợp đồng tương lai trên chỉ số MSCI Ấn Độ, chiếm khoảng 85% thị trường. Hợp đồng tương lai đánh dấu bước đầu tiên của trao đổi thành cổ phiếu.
Các kế hoạch sản phẩm của DGCX bao gồm một bộ bốn hợp đồng tương lai nhựa để giao hàng tại các điểm ở Trung Đông và Đông Nam Á. Các hợp đồng nhựa dự kiến sẽ ra mắt vào giữa năm 2007, nhưng đã bị trì hoãn trong vài năm.
DGCX sau đó hợp tác với Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên để ra mắt hợp đồng tương lai polypropylen trên cả hai sàn vào ngày 28 tháng 2 năm 2014 với mục đích tạo ra một chuẩn mực giá mới cho nhựa ở khu vực Trung Đông / Bắc Phi. Một hợp đồng tương lai nhựa mini đã được đưa ra vào năm 2016.
Vào ngày 22 tháng 4 năm 2013, DGCX đã công bố ra mắt Hợp đồng tương lai Rupee Mini Ấn Độ (DINRM). Hợp đồng mini có kích thước bằng 1/10 hợp đồng tương lai Rupee Ấn Độ DGCX hiện có.
Vào ngày 3 tháng 7 năm 2013, DGCX đã đưa ra một hợp đồng tương lai dựa trên Sensex Index, chỉ số chuẩn của Sở giao dịch chứng khoán Bombay (BSE).
DGCX Sensex Futures là hợp đồng tương lai chỉ số đầu tiên của Ấn Độ được giới thiệu đến khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA).
Năm 2018, chính phủ Ấn Độ đã thúc đẩy các sàn giao dịch của Ấn Độ ngừng cấp phép các chỉ số chứng khoán của mình cho các sàn giao dịch nước ngoài như DGCX và Sàn giao dịch Singapore. Sàn giao dịch chứng khoán Bombay, chủ sở hữu của chỉ số Sensex, chấm dứt thỏa thuận với DGCX, nhằm ngăn chặn các khoản đầu tư của Ấn Độ rời khỏi đất nước.
Vào ngày 15 tháng 1 năm 2016, DGCX đã ra mắt đợt đầu tiên của hợp đồng tương lai chứng khoán. Vào tháng 11 năm 2017, DGCX đã bổ sung 44 công ty Blue Chip Ấn Độ vào các dịch vụ tương lai chứng khoán duy nhất và tính đến năm 2019 DGCX đã liệt kê 59 hợp đồng tương lai chứng khoán duy nhất của Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Năm 2017, sàn giao dịch trở thành nền tảng thị trường nước ngoài đầu tiên sử dụng giá chuẩn từ Sở giao dịch vàng Thượng Hải để phát triển các sản phẩm phái sinh, bắt đầu bằng hợp đồng tương lai vàng DGCX Thượng Hải.
Kim loại quý và cơ sở tương lai:
- Gold
- Indian Gold
- Shanghai Gold
- Shari’ah Compliant Spot Gold
- Silver Futures
- Indian Silver
- Copper
- Zinc
Tiền tệ tương lai:
- Indian Rupee – US Dollar
- Indian Rupee Options
- Mini Indian Rupee- US Dollar
- Indian Rupee Quanto
- Euro – US Dollar
- Sterling – US Dollar
- Japanese Yen – US Dollar
- Australian Dollar – US Dollar
- Canadian Dollar – US Dollar
- Swiss Franc – US Dollar
- South African Rand – US Dollar
- Russian Ruble – US Dollar
Năng lượng tương lai:
Chủ sở hữu tương lai:
- MSCI India Index (INR)
- MSCI India Index (USD)
- Indian Single Stock Futures
- US Single Stock Futures
4. Quy định
DGCX được quy định bởi Cơ quan Chứng khoán và Hàng hóa Emirates (ESCA). Được thành lập vào năm 2000, ESCA là cơ quan công quyền giám sát và điều hành giám sát DGCX.
ESCA là thành viên của Tổ chức Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (IOSCO) và cũng là cơ quan quản lý cho Thị trường Tài chính Dubai và Thị trường Chứng khoán Abu Dhabi .
Vào tháng 5 năm 2015 DGCX tiếp tục mở rộng mối quan hệ với thị trường phái sinh Trung Quốc bằng cách ký Biên bản ghi nhớ với Hiệp hội tương lai Trung Quốc (CFA), một cơ quan công nghiệp tự điều hành phi lợi nhuận có trụ sở tại Bắc Kinh. Thỏa thuận tìm cách tăng cường quan hệ giữa các thị trường phái sinh của Trung Quốc và UAE.
5. Những người chủ chốt
- Les Male , Giám đốc điều hành
- Ahmed Bin Sulayem , Chủ tịch
- Andrew Dodsworth , Giám đốc điều hành và rủi ro
- Sasi Kumar Giám đốc, Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh
6. Khối lượng hợp đồng
Năm |
Tổng khối lượng hàng năm * |
Phần trăm thay đổi |
2018 |
22.260.136 |
27,6% |
2017 |
17,439,658 |
(-11,3%) |
2016 |
19,669,786 |
35,6% |
2015 |
14.505.316 |
23% |
2014 |
11.789.063 |
(-) 14,3% |
2013 |
13.759.255 |
43,6% |
2012 |
9.601.553 |
201,5% |
2011 |
3.184.979 |
– |
Dự trữ Ngoại hối (Foreign Exchange Reserves)
Đại khủng hoảng (The Great Depression)
I. Đại khủng hoảng (The Great Depression) là gì ?
Đại khủng hoảng (The Great Depression) là thời kì suy thoái kinh tế trên toàn cầu kéo dài 10 năm. Ngày thứ năm đen tối “Black Thursday” ( 24/10/1929) chính thức báo hiệu sự bắt đầu của cuộc đại khủng hoảng. 4 ngày sau đó, giá cổ phiếu lao dốc 22% dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Trên thực tế, đại khủng hoảng đã nảy sinh từ trước do sự thiếu cân bằng giữa cung và cầu của nền kinh tế.
Đại khủng hoảng ảnh hưởng tới mọi khía cạnh của xã hội:
- Ti lệ thất nghiệp chạm tới ngưỡng đỉnh điểm từ 3% đến 25% vào năm 1933. Lương của những người vẫn còn công việc cũng giảm. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bị cắt giảm còn một nửa; từ 103 tỉ xuống còn 55 tỉ, một phần do lạm phát. Căn cứ theo Cục Thống kê lao động, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 27% từ tháng 11/1929 tới tháng 3/1933.
- Các nhà lãnh đạo thông qua luật thuế quan Smoot-Hawley với mong muốn cải thiện cho các ngành công nghiệp nội địa. Tuy nhiên, hàng rào thuế quan của Mỹ tăng cao càng làm tình hình tồi tệ hơn. Giao thương với các nước khác cũng tuột dốc không phanh, giảm 66% từ 1929 đến 1934.
- Từ thành thị đến nông thôn, nông dân phải đối mặt với mất mùa, giá ngô giảm 40 – 60%.
Đại khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới và dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai.
II. Nguyên nhân Đại khủng hoảng (The Great Depression) xảy ra
Theo Ben Bernanke – chủ tịch hội đồng quản trị cũ của Federal Reserve, ngân hàng trung ương đã “góp phần” gây ra cuộc đại khủng hoảng. Ngân hàng trung ương đã xiết chặt quá mức chính sách tiền tệ: đáng lẽ phải tăng cung tiền, thay vì làm điều ngược lại. Bernanke đã chỉ ra 5 sai lầm nghiêm trọng của Cục dự trữ Liên Bang (FED):
- FED bắt đầu gia tăng lãi suất liên bang vào mùa xuân năm 1928. Sau đó, lãi suất không ngừng tăng trong suốt quá trình suy thoái kinh tế năm 1929.
- Khi thị trường chứng khoán sụp đổ, các nhà đầu tư quay về thị trường tiền tệ. Tại thời điểm đó, đạo luật bản vị vàng (Gold Standard Act) được áp dụng giúp định giá vàng dựa trên giá trị của đồng đô la. Từ tháng 9 năm 1931, những người đầu cơ bắt đầu trao đổi đô la cho vàng. Điều này làm cho đồng đô la rớt giá thảm hại trong khi giá vàng tăng vọt.
- FED tiếp tục tăng lãi suất trong nỗ lực bảo vệ giá trị của đồng đô la. Nhiều công ty kinh doanh bị hạn chế tiếp cận với nguồn tiền dẫn đến phá sản.
- FED không tăng nguồn cung tiền để chống lại lạm phát.
- Các nhà đầu tư rút hết các khoản tiền gửi làm cho các ngân hàng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. FED cũng lờ đi sự tuyệt vọng của các ngân hàng. Thêm vào đó, tiền được rút hết ra khỏi các tổ chức tài chính càng khiến cho nguồn cung tiền thiếu hụt.
Tóm lại, FED không cung cấp đủ tiền để giúp cho nền kinh tế vận hành trở lại. Thay vào đó, FED để cho tổng nguồn cung đô la Mỹ giảm xuống còn 1/3.
III. Lý do giúp đại khủng hoảng kết thúc
Năm 1932, Franklin D. Roosevelt đắc cử tổng thống. Ông hứa sẽ tạo nên các chương trình chính phủ liên bang giúp chấm dứt khủng hoảng kinh tế. Trong vòng 100 ngày, ông ban hành chính sách “Kinh Tế Mới” hình thành nên 43 cơ quan mới. Những cơ quan này tạo ra việc làm, thành lập công đoàn, và cung cấp các gói trợ cấp thất nghiệp. Cho tới nay, nhiều chương trình này vẫn tồn tại. Chúng giúp bảo vệ nền kinh tế và ngăn chặn cuộc suy thoái khác.
Nhiều ý kiến tranh cãi rằng Thế Chiến thứ hai mới là nguyên nhân chấm dứt cuộc đại khủng hoảng, không phải nhờ vào chính sách “Kinh Tế Mới”. Tuy nhiên, nhiều quan điểm khác cho rằng nếu FDR dùng nhiều tiền cho chính sách “Kinh Tế Mới” như cho cuộc chiến tranh thì cuộc đại suy thoái đã sớm kết thúc. Từ khi thông qua chính sách “Kinh Tế Mới” cho tới trận không kích Trân Châu Cảng là 9 năm. Trong khoảng thời gian đó, FDR chỉ tăng số nợ lên 3 tỷ cho dự luật “Kinh Tế Mới”. Trái lại, chi tiêu cho ngân sách quốc phòng tăng 23 tỷ tiền nợ năm 1942, và thêm 64 tỷ tiền nợ trong năm 1943.
Đầu cơ (Speculation) – Hai mặt được mất
Đầu cơ là phương thức không còn xa lạ gì với giới đầu tư, đặc biệt trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, khi đầu cơ chứng khoán, nếu không cẩn thận sẽ khiến bạn thua lỗ nhanh chóng. Vậy nên nếu biết các chiến thuật đầu cơ thì bạn sẽ tránh được những rủi ro và thu về lợi nhuận nhanh chóng.
Đầu cơ là gì ?
Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng.
Vì hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh có rủi ro rất cao. Nếu như bạn là một nhà đầu cơ không chuyên nghiệp thì dễ bị thua lỗ trong các vụ đầu cơ nhưng với những người dần biết kiếm lợi nhuận dần dần trở thành những tay đầu cơ chuyên nghiệp.
Tuy vậy, hoạt động đầu cơ vẫn mang lại những lợi ích cho cả người đầu cơ và cả thị trường. Với người đầu cơ, họ có khả năng thu được món lợi lớn hơn nhờ việc biến động giá mạnh của chúng. Với thị trường, hoạt động đầu cơ mang lại những lợi ích như:
- Cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn
- Làm tăng tính thanh khoản cho thị trường
- Làm cho các nhà đầu tư khác dễ dàng sử dụng các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại trừ rủi ro.
Trong chứng khoán thì đây là một kiểu đầu tư mà đối tượng chịu tác động của nó là các loại cổ phiếu (mã chứng khoán).
Người đầu cơ sẽ lợi dụng tính tự phát của thị trường, nhanh thu lãi mà nhiều người đã thay đổi cuộc chơi bằng cách tạo sức ép về quan hệ cung cầu, đẩy hết số cổ phiếu trên thị trường vào tay một vài người. Khi đó, thị trường cổ phiếu đột ngột khan hiếm và giá cổ phiếu bắt đầu tăng lên (làm giá).
+ Chiến thuật mua trước bán sau
Đây là chiến thuật đơn giản đối với nhà đầu tư cá nhân có sẵn cổ phiếu và tiền mặt trong tài khoản.
Giả sử, hiện tại giá cổ phiếu đó đang giảm. Bạn dự đoán trong phiên giao dịch ngày mai nó sẽ tăng giá thì thông thường, bạn sẽ quyết định mua thêm 1 lượng cổ phiếu tương đương với lượng cổ phiếu mà bạn đang có.
Trước khi phiên giao dịch ngày mai kết thúc, bạn sẽ bán cổ phiếu mà bạn đã mua hôm nay đi. Như vậy, lượng cổ phiếu bạn nắm giữ vẫn giữ nguyên nhưng bạn lại hưởng được phần chênh lệch giá cả giữa giá lên và giá mua hôm trước.
+ Chiến thuật lướt phiên giao dịch
Vẫn giống như chiến thuật 1, bạn vẫn phải có một lượng cổ phiếu nhất định. Chiến thuật này được áp dụng khi thị trường cổ phiếu đang ở giai đoạn tích lũy hay mức giá cổ phiếu giao động ở biên độ hẹp.
Ví dụ: Cổ phiếu ABC giao động trong xu hướng tích lũy trong khoảng thời gian gần đây, có thể áp dụng chiến này. Ban đầu, xác định vùng kháng cự của cổ phiếu ABC, có nghĩa là giá cổ phiếu ABC sẽ điều chỉnh giảm khi chạm vùng này.
Khi ABC chạm vùng giá 13,300 sẽ điều chỉnh giảm và về vùng 11,800 sẽ bật tăng và trong phiên NTL dao động trong khoảng giá này. Nhà đầu tư có thể mua ở vùng quanh 11,800 và trên một vài bước giá. Nếu có sẵn cổ phiếu thì có thể bán ở vùng quanh 13,300 và dưới 1 vài bước giá.
+ Chiến thuật bán khống
Cụ thể, khi bạn đã xác định cổ phiếu đang có xu hướng giảm dần, thay vì bán số cổ phiếu đi thì bạn sẽ nhờ người quen cũng nắm trong tay cổ phiếu đó, bán số cổ phiếu của họ với mức giá đã giảm.
Phần chênh lệch giữa cổ phiếu trước đó và lương cổ phiếu bạn mới mua vào chính là lượng tiền tăng lên. Tuy nhiên, chiến thuật này khá rủi ro nếu không tính toán kỹ thì bạn có thể sẽ không có lời.
Đầu cơ chứng khoán không hẳn là hành vi tiêu cực hay tích cực. Vì thế, hãy là người đầu cơ thông minh để đem lợi những lợi ích tối đa.
Đầu tư dài hạn (Long-Term Investment)
Đầu tư dài hạn (Long – Term Investment)
Đầu tư dài hạn trong tiếng Anh là Long -Term Investment. Đầu tư dài hạn là quá trình hoạt động sử dụng vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết nhằm phục vụ cho mục đích thu lợi nhuận trong khoảng thời gian dài trong tương lai.
Theo khái niệm trên, đầu tư dài hạn của doanh nghiệp chính là hoạt động bỏ vốn để mua sắm, xây dựng hình thành các tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, hình thành lượng tài sản lưu động thường xuyên cần thiết phù hợp với một mô hình kinh doanh nhất định…
1. Phân loại
* Theo cơ cấu vốn đầu tư
Căn cứ vào cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại:
(1) Đầu tư xây dựng cơ bản
Đây là khoản đầu tư nhằm tạo ra tài sản cố định của doanh nghiệp.
Thông thường doanh nghiệp phải sử dụng khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư về tài sản cố định thông qua việc xây dựng và mua sắm.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) lại có thể thực hiện phân loại chi tiết dựa theo những tiêu thức nhất định.
– Dựa vào tính chất công tác: Có thể phân chia đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp thành: đầu tư cho công tác xây lắp; đầu tư cho máy móc thiết bị, đầu tư XDCB khác.
– Theo hình thái vật chất của kết quả đầu tư: Có thể chia đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp thành hai loại như sau: đầu tư về tài sản cố định hữu hình và đầu tư về tài sản cố định vô hình.
(2) Đầu tư về vốn lưu động thường xuyên cần thiết
Đây là khoản đầu tư để hình thành nên tài sản lưu động tối thiểu thường xuyên cần thiết (nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu) đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành hoạt động bình thường.
Tùy thuộc vào mô hình tổ chức nguồn vốn mà có thể đầu tư một phần hoặc toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên cần thiết tương ứng với một qui mô kinh doanh nhất định.
(3) Đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn và đầu tư vào tài sản tài chính
Đây là các khoản đầu tư ra bên ngoài của doanh nghiệp.
2. Ý nghĩa
Việc phân loại đầu tư theo cơ cấu nguồn vốn giúp cho doanh nghiệp có thể xem xét tính chất hợp lí của các khoản đầu tư trong tổng thể đầu tư của doanh nghiệp để đảm bảo xây dựng được cơ cấu vốn đầu tư thích ứng với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp nhằm đạt hiệu quả đầu tư cao.
* Theo mục tiêu đầu tư
Căn cứ vào mục tiêu đầu tư cụ thể của doanh nghiệp có thể chia đầu tư của doanh nghiệp thành các loại sau:
– Đầu tư hình thành doanh nghiệp: bao gồm các khoản đầu tư ban đầu để thành lập doanh nghiệp.
– Đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh: là toàn bộ các khoản đầu tư nhằm mở rộng thêm các phân xưởng mới hay các đơn vị trực thuộc.
– Đầu tư chế tạo sản phẩm mới: là khoản đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tạo điều kiện lâu dài cho doanh nghiệp.
– Đầu tư thay thế, hiện đại hóa máy móc: là khoản đầu tư thay thế cho các thiết bị cũ hư hỏng, hoặc đổi mới các trang thiết bị cho phù hợp với tiến bộ khoa học kĩ thuật.
– Đầu tư ra bên ngoài: là sự đầu tư góp vốn thực hiện liên doanh dài hạn với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, đầu tư về tài sản tài chính khác.
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình thực hiện đầu tư theo những mục tiêu nhất định mà doanh nghiệp đặt ra trong một thời kì và có thể tập trung vốn và biện pháp thích ứng để đạt được mục tiêu đầu tư đã đề ra.
Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ (Congressional Hearing)
Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ (tiếng Anh: Congressional hearing) là thể thức chính để các ủy ban của Quốc hội Hoa Kỳ thu thập và xem xét các dữ kiện trong quá trình soạn thảo và tạo lập chính sách quốc gia.
Có loại điều trần riêng thuộc Thượng viện Hoa Kỳ như việc thông qua các bổ nhiệm của Tổng thống, nhưng nói chung đều cùng một thể thức. Thường có phần vấn đáp do chứng nhân trình diện trước ủy ban liên quan của Quốc hội. Đây cũng là phương thức các vị dân cử được nghe trực tiếp đủ mọi vấn đề trong xã hội Mỹ.
Các buổi điều trần sau đó được ghi lại, in ra và lưu trữ. Có thể nói đây là những ấn phẩm quan trọng nhất của Quốc hội Hoa Kỳ. Việc ấn loát và phổ biến các dữ kiện trong buổi làm việc đó trở thành thông lệ từ cuối thế kỷ 19.
Kể từ năm 1924, công chúng có thể đặt mua thẳng từ Nha Ấn loát của Chính phủ Hoa Kỳ. Đến năm 1938 thì những ấn phẩm này cũng được phân phối đến các thư viện dự trữ Liên bang. Thư viện Luật khoa của Quốc hội Hoa Kỳ đang hợp tác với hãng Google trong dự án số hóa toàn bộ các buổi điều trần, tổng cộng khoảng 75.000 cuốn. Hãng ProQuest có dịch vụ cung cấp danh mục các ấn phẩm này dưới dạng kỹ thuật số cho độc giả mua.
Hiểu theo nghĩa đơn giản, điều trần (hearing) là một trong những cách thức chính mà các ủy ban của Quốc hội Mỹ thu thập và phân tích thông tin trong bước đầu hoạch định chính sách. Tuy nhiên, nếu đi sâu hơn và tìm hiểu kỹ lịch sử hoạt động của ngành lập pháp Mỹ, sẽ thấy điều trần bao gồm cả yếu tố “điều” tra và “trần” tình.
Trong vụ Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Jeff Sessions ra điều trần trước Ủy ban tình báo Thượng viện ngày 13-6, hai yếu tố nói trên đã được thể hiện rất rõ.
Điều trần để nắm thông tin
Mục đích cuối cùng của các cuộc điều trần Quốc hội Mỹ là nắm được thông tin. Mục tiêu, dù vậy lại khác nhau, do đó dẫn tới việc hình thức điều trần khác nhau.
Cơ bản và lâu đời nhất là điều trần lập pháp (Legislative hearings). Các ủy ban của Quốc hội Mỹ sẽ triệu tập những buổi này để lắng nghe ý kiến từ các bên, xem xét và đánh giá trước khi quyết định trình ra một dự luật nào đó có ảnh hưởng rộng. Dạng này thường kém thu hút trừ khi dự luật mới có quá nhiều điều bàn cãi.
Phổ biến và được chú ý hơn là điều trần phê chuẩn (Confirmation hearings). Theo quy định, nhiều vị trí do tổng thống chỉ định phải nhận được phê chuẩn của Thượng viện Mỹ. Trước khi ra phiên bỏ phiếu toàn Thượng viện, các ứng viên phải nhận được sự chấp thuận của các ủy ban tương ứng tại Thượng viện. Ví dụ như thẩm phán Tòa án Tối cao phải nhận được cái gật đầu của Ủy ban tư pháp Thượng viện Mỹ.
Hình thức thứ ba và cũng là dạng đang nhận được sự chú ý rộng rãi của dư luận trong thời gian gần đây: điều trần điều tra (Investigative hearings). Quốc hội Mỹ không chỉ nắm quyền lập pháp mà còn có quyền tiến hành các cuộc điều tra độc lập với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Các ủy ban của cả Hạ viện lẫn Thượng viện đều có quyền này.
Tính đến thời điểm hiện tại, Ủy ban tình báo Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã tiến hành 2 cuộc điều tra riêng rẽ nhắm vào nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ và mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump với người Nga. Các cuộc điều trần gần đây có sự tham gia của cựu giám đốc FBI James Comey, Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Mỹ Mike Rogers, Bộ trưởng và Thứ trưởng Tư pháp Mỹ đều nằm trong dạng này.
Hiến pháp trao cho Quốc hội Mỹ quyền phê chuẩn các hiệp ước được chính phủ ký với nước ngoài. Trước các cuộc bỏ phiếu, Quốc hội Mỹ cũng tiến hành điều trần. Dạng này cũng được hiểu là một kiểu điều trần phê chuẩn (Ratification hearings). Khi các cuộc điều trần được tổ chức bên ngoài trụ sở Quốc hội ở thủ đô Washington, nó được gọi là các cuộc điều trần địa phương (Field hearings).
Các vụ điều trần nổi tiếng
Theo đánh giá của truyền thông Mỹ, một loạt các cuộc điều trần giữa Thượng nghị sĩ Joseph Raymond McCarthy và Quân đội Mỹ năm 1954 cho tới nay vẫn là một trong những vụ điều trần nổi tiếng trong lịch sử Mỹ. “Chủ nghĩa McCarthy” cũng từ chính vị nghị sĩ này mà ra.
Bằng cách cáo buộc đã có hàng trăm điệp viên Liên Xô xâm nhập vào Bộ Ngoại giao Mỹ, McCarthy đã gieo rắc nỗi sợ hãi trong giai đoạn căng thẳng đầu tiên của Chiến tranh Lạnh những năm đầu 1950. Năm 1954, quân đội Mỹ tố McCarthy và một người bạn của ông ta gây sức ép để quân đội biệt đãi với một người bạn cũ của hai người này.
Các buổi điều trần được truyền hình trực tiếp đã cho thấy ông McCarthy là một kẻ liều lĩnh và quá quắt, người không bao giờ đưa ra được cái tài liệu thích hợp để chứng minh cho bất kỳ lời buộc tội nào của mình. Hình ảnh McCarthy và các buổi điều trần có ông ta thống trị các đài truyền hình Mỹ trong suốt 2 tháng từ tháng 4 đến tháng 6-1954. Đây cũng là một trong những vụ điều trần đầu tiên được truyền hình trực tiếp.
Tháng 12-1954, một tiểu ban điều tra của thượng viện Mỹ kết luận Thượng nghị sĩ McCarthy đã gần như bịa đặt tất cả các cáo buộc. Với 67 phiếu thuận và 22 phiếu chống, Thượng viện Mỹ lên án hành vi sai trái của McCarthy nhưng không tước quyền nghị sĩ của ông. Một tháng sau đó, ông ta mất ghế thượng nghị sĩ trong cuộc bầu cử quốc hội thứ 84 của Mỹ.
Một vụ điều trần khác liên quan tới Việt Nam đã diễn ra vào năm 1968, theo sau sự kiện tết Mậu Thân 1968. Bất ngờ trước quy mô và phạm vi các đòn tấn công của quân giải phóng, Quốc hội Mỹ đã kêu gọi điều trần nhằm đánh giá lại các chính sách của Mỹ ở Việt Nam khi các báo cáo của quân đội Mỹ trước đó đã đánh giá tình hình hết sức lạc quan.
Vụ điều trần được theo dõi rộng rãi trong thời điểm các luồng ý kiến phản đối chiến tranh ở Việt Nam ngày càng tăng ở Mỹ. Kết quả, vụ điều trần là một trong những lý do khiến tổng thống Mỹ khi đó là Lyndon b. Johnson nhụt chí và tuyên bố không ra tranh cử, theo trang History.
Tháng 5-1973, Ủy ban Thượng viện về các hoạt động chiến dịch tranh cử Tổng thống (Senate Select Committee on Presidential Campaign Activities) bắt đầu các buổi điều trần được truyền hình trực tiếp về vụ Watergate – bê bối nghe lén đảng Dân chủ của tổng thống Richard Nixon.
Các cuộc điều trần sau đó cho thấy đã có sự chấp thuận và bao che của các quan chức trong chính quyền Nixon về chiến dịch nghe lén. Tổng thống Nixon biết việc bao che nhưng cũng làm ngơ. Bên ngoài Quốc hội, ông Archibald Cox – công tố viên đặc biệt phụ trách điều tra, đã phát hiện nhiều bằng chứng về các âm mưu gián điệp và nghe lén của Ủy ban tái tranh cử của Nixon.
Tháng 7-1973, sự tồn tại của cái gọi là “băng Watergate”, tức các bản ghi âm chính thức của Nhà Trắng về các cuộc đối thoại giữa Nixon với các nhân viên của ông, đã được tiết lộ trong phiên điều trần của Thượng viện.
Tổng thống Nixon đã trì hoãn đến 3 tháng việc giao nộp theo yêu cầu của công tố viên đặc biệt. Tuy nhiên, ngay khi bị ông Cox từ chối nhận các đoạn tóm tắt thay vì băng ghi âm, tổng thống Nixon đã sa thải ông này.
Kết quả sau đó đến giờ cũng đã rõ, tổng thống Nixon, trước áp lực từ dư luận và các bằng chứng mới, đã xin từ chức vào tháng 8-1974 nhằm tránh nguy cơ bị luận tội.
Định chế tài chính (Financial Institutions)
Định giá để bán phá giá (Predatory Pricing) là gì ?
Định giá để bán phá giá (Predatory Pricing) là hành động bất hợp pháp trong việc đặt giá ở mức rất thấp để loại bỏ đi sự cạnh tranh. Hành động này vi phạm luật chống độc quyền bởi vì nó sẽ làm cho thị trường dễ bị độc quyền hơn.
Tuy nhiên, các cáo buộc về định giá để bán phá giá có thể sẽ khó bị truy tố vì các bị cáo có thể thành công trong việc lập luận rằng hạ giá là một phần của sự cạnh tranh thông thường, chứ không phải là một nỗ lực cố ý làm suy yếu thị trường. Thêm vào đó, hành động này không phải lúc nào cũng đạt được mục đích bởi vì có những khó khăn trong việc lấy lại doanh thu bị mất và không dễ để loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh.
Một cuộc chiến về giá cả mà được thúc đẩy bởi định giá để bán phá giá có thể sẽ có lợi cho người tiêu dùng trong ngắn hạn. Sự cạnh tranh cao độ có thể tạo ra một thị trường người mua, trong đó, người tiêu dùng không chỉ thích các mức giá trở nên thấp hơn nữa mà tác dụng đòn bẩy xen lẫn việc được lựa chọn nhiều hơn còn được tăng cường.
Tuy nhiên, nếu cuộc chiến giá cả thành công trong việc tiêu diệt tất cả hoặc thậm chí chỉ một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, cũng sẽ khiến cho những lợi thế của người tiêu dùng có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Một thị trường độc quyền có thể cho phép công ty nắm giữ sự độc quyền bằng cách tăng giá theo ý muốn.
May mắn cho người tiêu dùng là tạo ra một thị trường độc quyền bền vững không phải là vấn đề đơn giản. Ví dụ như là việc loại bỏ tất cả các doanh nghiệp đối thủ trong một thị trường nhất định thường đi kèm với những thách thức đáng kể. Giả sử, trong một khu vực có nhiều trạm xăng, việc bất kì nhà khai thác nào giảm giá đủ thấp, đủ lâu để loại bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh sẽ là vấn đề đáng ngại.
Ngay cả khi một nỗ lực như vậy có hiệu quả thì chiến lược đó sẽ chỉ thành công nếu doanh thu bị mất bởi định giá để bán phá giá được thu hồi nhanh chóng, trước khi nhiều đối thủ khác có thể tham gia thị trường do sự lôi kéo quay trở lại của mức giá bình thường.
Giới tư pháp Mỹ thường hay hoài nghi với các tuyên bố về định giá để bán phá giá. Trong số các rào cản do Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra về yêu cầu chống độc quyền là việc bắt buộc rằng các nguyên đơn phải cho thấy khả năng các hoạt động định giá sẽ ảnh hưởng đến không chỉ lên các đối thủ mà còn lên cả sự cạnh tranh trên thị trường, để xác định xem xem có một khả năng có thật nào của nỗ lực độc quyền sẽ thành hiện thực hay không.
Hơn nữa, Tòa án xác định rằng để giá được coi là bị ăn cướp, chúng sẽ không chỉ đơn giản là cực kì thấp mà còn thực sự thấp hơn giá thành của sản phẩm.
Đường cong lãi suất (Yield Curve)
ECB – Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Ngân hàng Trung ương Châu Âu trong tiếng Anh là European Central Bank, viết tắt là ECB
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nằm ở Frankfurt, Đức – Được thành lập vào năm 1998 bởi Hiệp ước Amsterdam. Ngân hàng Trung ương châu Âu khác với các ngân hàng trung ương khác ở chỗ nó kiểm soát chính sách tiền tệ cho toàn bộ khu vực đồng Euro.
Các quốc gia thuộc khu vực đồng euro bao gồm Áo, Bỉ, Síp, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia và Tây Ban Nha.
1. ECB LÀ GÌ
Ngân hàng Trung ương châu Âu đóng vai trò là ngân hàng trung ương cho 19 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro. Ngân hàng Trung ương châu Âu được giám sát bởi một hội đồng quản trị bao gồm sáu thành viên ban điều hành, với một người làm chủ tịch. Các thành viên ban điều hành được bổ nhiệm bởi Hội đồng châu Âu.
Mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu là duy trì sự ổn định về giá. Họ sử dụng chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế và tạo việc làm.
2. NHIỆM VỤ KINH TẾ CHÍNH
Nhiệm vụ hay mục tiêu chính của Ngân hàng Trung ương châu Âu là sự ổn định về giá. Sự ổn định về giá là sự kiểm soát lạm phát, Chỉ số hài hòa của giá tiêu dùng (HICP) và tỷ giá hối đoái của EUR .
1) Ổn định giá – đó là sự ổn định về giá hoặc lạm phát
2) Ổn định tài chính – Thông qua kiểm soát ổn định giá cả và đôi khi là các cơ chế khác.
+ Ổn định giá
Để duy trì sự ổn định về giá, Ngân hàng Trung ương châu Âu ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn cho khu vực đồng Euro.
Ngân hàng Trung ương châu Âu có lãi suất mục tiêu (giống như hầu hết các ngân hàng trung ương) dưới đây, hoặc gần bằng, 2%. Mặc dù họ chủ yếu nhắm mục tiêu lạm phát, GDP và dữ liệu thất nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các quyết định mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra.
Nếu lạm phát vượt quá 2%, Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể báo hiệu sự gia tăng lãi suất cho công chúng để thắt chặt sự mở rộng kinh tế của khu vực đồng Euro và giảm lạm phát.
Nếu số lượng thất nghiệp đang gia tăng và nền kinh tế đang chậm lại, ngân hàng có thể phải đưa ra quyết định giảm lãi suất, để kích thích nền kinh tế và tăng trưởng việc làm.
Một thời kỳ lạm phát gia tăng và thất nghiệp gia tăng sẽ đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc thắt chặt nền kinh tế để cai trị lạm phát hoặc kích thích nền kinh tế tạo ra việc làm.
+ Ổn định tài chính
Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đóng một vai trò lớn trong việc giữ cho hệ thống tài chính của khu vực đồng euro ổn định.
Trong thời kỳ khủng hoảng, họ có thể làm điều này bằng cách thêm thanh khoản vào hệ thống, bằng cách mua trái phiếu trên thị trường mở hoặc giảm lãi suất xuống mức cực thấp để giúp các chủ nợ đau khổ trả lại nghĩa vụ của mình.
Nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu không thêm thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng, toàn bộ hệ thống tài chính có thể sụp đổ.
3. LÃI SUẤT ECB ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỒNG EURO NHƯ THẾ NÀO
Tác động lãi suất lên đồng Euro
Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể ảnh hưởng đến giá trị của đồng Euro thông qua những thay đổi trong kỳ vọng lãi suất. Các nhà giao dịch nên hiểu rằng tiền tệ có xu hướng tăng giá khi kỳ vọng lãi suất tăng, không chỉ từ việc tăng lãi suất .
Ví dụ, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ lãi suất không thay đổi nhưng đưa ra hướng dẫn chuyển tiếp (nói với thị trường) rằng họ kỳ vọng tăng lãi suất nhiều hơn trong tương lai, giá trị của đồng Euro có xu hướng tăng giá.
Một chương trình nới lỏng Quantitative Easing (QE) có tác động tương tự như lãi suất đối với đồng Euro. Nới lỏng định lượng là việc mua chứng khoán trên thị trường mở của Ngân hàng Trung ương nhằm kích thích nền kinh tế và thêm thanh khoản cho hệ thống tài chính.
Trong lịch sử, nó chỉ được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính. Nới lỏng định lượng tăng làm giảm giá trị của đồng Euro vì nó làm tăng lượng tiền cung cấp.
Tác động lãi suất đến nền kinh tế
Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất khi đang cố gắng kích thích nền kinh tế ( GDP ) và tăng lãi suất khi đang cố gắng kiềm chế lạm phát do một nền kinh tế hoạt động trên mức tiềm năng (quá nóng).
Lãi suất thấp hơn kích thích một nền kinh tế theo một số cách:
- Doanh nghiệp có thể vay tiền và đầu tư vào các dự án sẽ nhận được nhiều hơn tỷ lệ vay rủi ro.
- Khi lãi suất thấp hơn, thị trường chứng khoán được chiết khấu ở mức thấp hơn, dẫn đến sự tăng giá trị của thị trường chứng khoán gây ra hiệu ứng của cải.
- Mọi người đầu tư tiền của họ vào nền kinh tế (cổ phiếu và các tài sản khác) bởi vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn trong các tài sản này so với lãi suất thấp hiện tại.
Giá xuất xưởng – EXW
Trong thương mại quốc tế, Giá xuất xưởng được gọi là EX Works (viết tắt EXW).
Đây là một điều kiện của Incoterm. Tất nhiên, tùy theo địa điểm giao hàng mà người ta có thể gọi điều kiện này là “giá giao tại nhà máy” (Ex Factory), “giá giao tại mỏ” (Ex Mine), “giá giao tại đồn điền” (Ex Plantation), “giá giao tại kho” (Ex Warehouse) nhưng tên gọi tiêu biểu là “giá xuất xưởng” hay “giá giao tại xưởng” (Ex Works).
Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Điều kiện này phù hợp với thương mại nội địa trong khi điều kiện FCA thường thích hợp hơn trong thương mại quốc tế.
EXW “Giao tại xưởng” có nghĩa là người bán giao hàng khi đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua tại cở sở của người bán hoặc tại một địa điểm chỉ định (ví dụ xưởng, nhà máy, kho, … ). Người bán không cần xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận cũng như không cần làm thủ tục thông quan xuất khẩu (nếu có).
Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm tại nơi giao hàng chỉ định vì chi phí và rủi ro đến điểm đó do người bán chịu. Người mua chịu toàn bộ chi phí và rủi ro liên quan đến việc nhận hàng từ điểm quy định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định.
Điều kiện EXW là điều kiện mà nghĩa vụ của người bán là ít nhất. Điều kiện này nên được áp dụng cẩn trọng với một số lưu ý sau:
a) Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này.
Nếu người bán xếp hàng thì người bán làm việc đó với rủi ro và chi phí do người mua chịu. Trường hợp người bán có điều kiện hơn trong việc xếp hàng thì điều kiện FCA, theo đó người bán xếp hàng và chịu tất cả rủi ro và chi phí, sẽ thích hợp hơn.
b) Một người mua mua từ một người bán theo điều kiện EXW để xuất khẩu cần biết rằng người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu để thực hiện xuất khẩu chứ người bán không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan.
Do đó, người mua không nên sửa dụng điều kiện EXW nếu họ không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
c) Người mua có nghĩa vụ rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho người bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy vậy, người bán có thể cần một số thông tin, chẳng hạn để tính thuế hoặc báo cáo.
Sàn giao dịch Châu Âu (European Exchange) – Eurex
Trong số nhiều thị trường giao dịch hàng hóa trên thế giới, Sàn giao dịch Châu Âu, còn được gọi là EUREX là một trong những thị trường lớn nhất.
Được thành lập vào năm 1998 và nằm ngoài Frankfurt, Đức, EUREX chuyên về cả vốn chủ sở hữu và các công cụ phái sinh dựa trên hàng hóa. Các thành viên của sàn giao dịch này có thể thực hiện các lệnh mua và bán bằng cách sử dụng một hệ thống thanh toán và giao dịch chung. Vì lý do này, EUREX đã tự khẳng định mình là một trong những thị trường đầu tiên khai thác nền tảng giao dịch điện tử hoàn toàn.
EUREX chủ yếu quan tâm đến giao dịch phái sinh; nghĩa là khả năng giao dịch theo giá tương lai mà không cần nắm giữ cổ phiếu hoặc tài sản vật chất thực tế. Do sự tập trung vào giao dịch phái sinh này, nó có thể được coi là một hàng rào tiềm năng chống lại các biến động thị trường lớn hơn.
Nhiều nhà giao dịch hàng hóa tận dụng lợi thế của nền tảng giao dịch điện tử vì nó thanh khoản cực kỳ nhanh. Họ biết kết hợp việc này với một số lợi thế của giao dịch phái sinh; cụ thể là đòn bẩy và khả năng một người được hưởng lợi từ cả sự tăng và giảm của một loại hàng hóa cụ thể, chúng ta có thể bắt đầu thấy lý do tại sao khối lượng trung bình của EUREX cao đáng kể, với 11,2 triệu hợp đồng hàng ngày vào tháng 5 năm 2012 .
Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện kinh tế ở châu Âu hiện tại và tâm lý thị trường tiêu cực tiếp tục trong thời gian còn lại của năm 2012, nhiều nhà giao dịch hàng hóa coi EUREX là một công cụ hữu ích để chống lại sự biến động của thị trường mở. Bằng cách hiểu các công cụ phái sinh như một công cụ giao dịch hàng hóa, ở đây vẫn tồn tại tiềm năng sinh lời ngay cả khi thị trường chứng khoán vẫn phải vật lộn để giành lấy vị thế.
Sàn giao dịch năng lượng Châu Âu (European Energy Exchange) – EEX
Sàn giao dịch năng lượng châu Âu (EEX) là công ty con 75% của Deutsche Boerse. Đây là một sàn giao dịch hàng hóa được quản lý sở hữu và vận hành một số thị trường hàng hóa ở Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ.
Có trụ sở tại Leipzig, Đức, EEX cung cấp các hợp đồng năng lượng, môi trường, nông nghiệp, vận chuyển hàng hóa và quặng sắt trên các sàn giao dịch của mình.
Nó được biết đến nhiều nhất là thị trường điện lớn nhất ở Châu Âu, và là chủ sở hữu phần lớn của thị trường điện Châu Âu, Powernext và những người khác.
Tại Hoa Kỳ, Sàn giao dịch năng lượng châu Âu (EEX) là công ty con 75% của Deutsche Boerse. Đây là một sàn giao dịch hàng hóa được quản lý sở hữu và vận hành một số thị trường hàng hóa ở Châu Âu, Châu Á và Hoa Kỳ. Sàn giao dịch năng lượng châu Âu EEX là công ty mẹ của Nodal Exchange , có trụ sở tại Tysons Corner, Virginia, chuyên cung cấp các hợp đồng về quyền lực và môi trường. Nó cũng là chủ sở hữu của EEX Asia và Cleartech có trụ sở tại Singapore (trước đây gọi là Cleartrade Exchange (CLTX)), niêm yết các hợp đồng tương lai về vận tải hàng hóa, dầu nhiên liệu và quặng sắt. Và nó đã mua lại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Nasdaq vào tháng 11 năm 2019, mở rộng hơn nữa sang lĩnh vực điện của Mỹ, vận tải hàng rời khô, dầu thô, khí tự nhiên và kim loại đen.
Nó cung cấp hợp đồng cho hơn 500 người tham gia giao dịch từ hơn 30 quốc gia.
Sàn giao dịch năng lượng châu Âu EEX vận hành thị trường giao ngay và niêm yết các hợp đồng phái sinh trên nền tảng giao dịch “T7” của Deutsche Boerse, cùng một hệ thống được sử dụng bởi thị trường tiền mặt của Eurex và Deutsche Boerse.
Thị trường giao ngay EEX cho phép phát thải được vận hành trên hệ thống giao dịch ComXerv. Trong khuôn khổ PEGAS, thị trường khí tự nhiên giao ngay và phái sinh được vận hành trên hệ thống giao dịch Trayport ETS. Nền tảng này có thể được truy cập thông qua màn hình giao dịch front-end của EEX được gọi là EEX TT Screen, do Trading Technologies cung cấp .
Tất cả các giao dịch OTC và hợp đồng tương lai Châu Âu và EEX Châu Á đều được thanh toán thông qua cơ quan thanh toán bù trừ của sàn giao dịch, European Commodity Clearing AG, hoặc ECC. ECC là công ty con của EEX và cũng cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các sàn giao dịch Châu Âu và EEX Châu Á.
Lịch sử ra đời
EEX bắt nguồn từ việc thành lập Sàn giao dịch điện LPX Leipzig vào năm 2000 và được tạo ra do sự hợp nhất giữa Sàn giao dịch điện LPX Leipzig và Sàn giao dịch năng lượng châu Âu có trụ sở tại Frankfurt vào năm 2002. Kể từ đó, nó đã phát triển thành một tổ chức toàn cầu thị trường hàng hóa thông qua một loạt các quan hệ đối tác và mua lại khắp châu Âu, châu Á và ở Mỹ.
Nhóm EEX bao gồm:
EEX, Thanh toán bù trừ hàng hóa Châu Âu, EPEX SPOT, Powernext, PEGAS, PXE, Nodal Exchange và Nodal Clear và EEX Châu Á. EEX đóng vai trò là cấu trúc thị trường hàng hóa cho Tập đoàn Eurex.
Vào năm 2005, EEX bắt đầu cung cấp các hợp đồng phát thải và trong 12 năm sau đó, hơn 3,5 tỷ đồng phụ cấp phát thải của châu Âu đã được giao dịch trên sàn giao dịch. Sàn giao dịch được Liên minh châu Âu chấp thuận để thực hiện đấu giá khí thải cho 25 quốc gia thành viên EU.
Dịch vụ thanh toán bù trừ hàng hóa châu Âu (ECC), cơ quan thanh toán bù trừ cho các giao dịch của EEX, đã được tách ra vào năm 2006. ECC cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ trên các sàn giao dịch khác bao gồm các sàn giao dịch đối tác EEX như: EPEX SPOT, EPEX SPOT Belgium, Hungarian Power Exchange (HUPX), Norexeco, Power Trao đổi Trung Âu (PXE), Powernext và SEEPEX.
EEX và Sàn giao dịch phái sinh năng lượng châu Âu ENDEX có trụ sở tại Amsterdam (ngày nay: APX-ENDEX Group) bắt đầu hợp tác giải quyết các giao dịch mua bán năng lượng vào tháng 7 năm 2006.
Năm 2007, công ty giao dịch điện giao ngay của EEX được tách thành một công ty độc lập có tên là EEX Power Spot GmbH, do EEX sở hữu hoàn toàn. Năm 2008, thị trường chứng khoán phái sinh cũng được tách ra thành một công ty con độc lập có tên là EEX Power Deri Phái sinh GmbH.
Vào ngày 11 tháng 12 năm 2007, EEX AG đã phê duyệt việc tích hợp thị trường chứng khoán phái sinh và giao ngay của EEX và sàn giao dịch Powernext của Pháp thành các công ty độc lập : Công ty Thị trường Giao ngay , có trụ sở tại Paris và Công ty Thị trường Phái sinh, có trụ sở tại Leipzig. Việc bù trừ và thanh toán tất cả các sản phẩm từ thị trường giao ngay và thị trường phái sinh được cung cấp bởi European Commodity Clearing AG (ECC) tại Leipzig.
Vào ngày 19 tháng 9 năm 2008, EEX và Powernext thông báo về việc thành lập công ty giao dịch giao ngay mới với tên gọi EPEX Spot SE – European Power Exchange. Cả hai đối tác đều nắm giữ 50% cổ phần của Societas Europaea (SE) mới, có văn phòng đăng ký tại Paris. EEX và Powernext đã tích hợp toàn bộ hoạt động giao dịch điện giao ngay của họ vào EPEX Spot SE.
Vào ngày 2 tháng 4 năm 2009, European Commodity Clearing AG đã kết thúc việc chuyển giao các vị trí trong Powernext Power Futures. EEX Power Deri Phái sinh, trong đó EEX nắm giữ 80% cổ phần trong khi Powernext có trụ sở tại Paris nắm giữ 20% còn lại, tiếp tục giao dịch phái sinh quyền lực cho Pháp, hoàn thành việc tích hợp các thị trường phái sinh quyền lực.
Vào ngày 25 tháng 6 năm 2009, cơ quan thanh toán bù trừ EEX European Commodity Clearing AG (ECC), Sở giao dịch chứng khoán Vienna và Trung tâm khí đốt Trung Âu cho biết ECC sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho việc trao đổi khí tự nhiên mới ở Áo.
EEX Power Spot được sáp nhập vào EPEX Spot SE có trụ sở tại Paris vào ngày 1 tháng 9 năm 2009, như là bước cuối cùng của hợp tác. Một chi nhánh EPEX Spot tại Leipzig tiếp tục hỗ trợ khách hàng Đức. Công ty liên doanh EPEX Spot SE điều hành các hoạt động kinh doanh điện ngắn hạn cho các khu vực thị trường Đức / Áo, Pháp và Thụy Sĩ.
Eurex đã mua lại phần lớn cổ phần của EEX vào năm 2011, thực hiện một quyền chọn cung cấp cho Eurex 58,19% cổ phần trong sàn giao dịch, tăng từ 35,2%. Eurex nắm giữ 63% cổ phần của EEX, vào năm 2017.
EEX đã mở văn phòng tại London vào tháng 7 năm 2011, văn phòng đầu tiên bên ngoài Leipzig, Đức. Vào tháng 1 năm 2012 EEX chính thức mở cơ quan đại diện chính trị tại Brussels.
Trao đổi Sản phẩm và Dịch vụ
+ Sức mạnh thị trường giao ngay
EEX AG và Powernext SA đã tích hợp thị trường giao ngay quyền lực của họ vào sàn giao dịch chung EPEX Spot SE được thành lập vào tháng 9 năm 2008. Đây là một công ty theo luật Châu Âu ( Societas Europaea ) có trụ sở tại Paris. EEX điều hành các thị trường tiêu dùng giao ngay cho Đức, Pháp, Vương quốc Anh, Hà Lan, Bỉ, Áo, Thụy Sĩ và Luxembourg. PEX SPOT cung cấp các phiên đấu giá trong ngày trong ngày và liên kết với nhau cũng như giao dịch liên tục trong nước và xuyên biên giới.
+ Sức mạnh thị trường phái sinh
Trên Thị trường phái sinh quyền lực EEX, hợp đồng tương lai được thanh toán tài chính cho Đức / Áo và Pháp ( Hợp đồng tương lai Phelix và Hợp đồng tương lai Pháp) và các quyền chọn Phelix có thể được giao dịch cũng như Hợp đồng tương lai quyền lực của Bỉ, Hà Lan và Pháp.
Hiện tại, EEX cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai ngày, tuần, tháng, quý và năm. Hơn nữa, những người tham gia giao dịch có thể đăng ký các giao dịch mua bán OTC cho Romania, Scandinavia, Ý và Thụy Sĩ để thanh toán bù trừ trên EEX.
+ Hợp đồng tương lai quyền lực được giải quyết bằng tài chính
EEX đã bổ sung hợp đồng tương lai quyền lực của Vương quốc Anh đã được thanh toán về mặt tài chính vào các dịch vụ phái sinh quyền lực châu Âu của mình vào ngày 16 tháng 11 năm 2015, được giải quyết dựa trên giá đấu giá APX Power UK.
+ Đảm bảo xuất xứ
Đảm bảo Nguồn gốc (GoO) là chứng chỉ xác nhận rằng một Giờ năng lượng Megawatt nhất định đã được tạo ra từ các nguồn tài nguyên tái tạo. Chúng được phát hành độc quyền cho mục đích công bố, minh bạch và chúng sẽ bị hủy bỏ khi sử dụng. Giao dịch Bảo đảm xuất xứ trên EEX không liên quan đến việc chuyển giao quyền lực. Đảm bảo Nguồn gốc có thể được giao dịch lên đến ba năm trong tương lai. Có hai kỳ hạn mỗi năm.
+ Khí tự nhiên
Vào tháng 7 năm 2007, EEX ra mắt giao dịch khí đốt tự nhiên tại chỗ và thị trường phái sinh. Trong khi đó, PEGAS – sự hợp tác giữa EEX và Powernext – cung cấp giao dịch trao đổi khí tự nhiên cho các khu vực thị trường GASPPOL, NetConnect Germany (NCG), Title Transfer Facility (TTF) và PEG (Nord, Sud và TIGF).
+ PEGAS
PEGAS là sự hợp tác giữa European Energy Exchange (EEX) và Powernext, được ra mắt vào ngày 29 tháng 5 năm 2013. Trong khuôn khổ hợp tác này, cả hai công ty đã kết hợp các thị trường khí đốt tự nhiên của họ để tạo ra một nguồn cung cấp khí đốt toàn châu Âu.
+ Thị trường giao ngay Khí tự nhiên
Thị trường diễn ra trong ngày được sử dụng để tối ưu hóa ngắn hạn việc mua và bán lượng khí đốt. EEX cung cấp giao dịch trong ngày cho ba khu vực thị trường: Hợp đồng trong ngày khí tự nhiên Gaspool, Hợp đồng trong ngày khí tự nhiên NCG và Hợp đồng trong ngày khí tự nhiên TTF.
+ Thị trường phái sinh Khí tự nhiên
Trên thị trường phái sinh, khí thiên nhiên được giao dịch trong tháng hiện tại, trong sáu tháng tới, bảy quý tiếp theo và sáu năm dương lịch tiếp theo. Thị trường phái sinh được sử dụng để tối ưu hóa trung hạn việc mua và bán lượng khí tự nhiên.
Kể từ ngày 27 tháng 1 năm 2011, EEX công bố Chỉ số Khí Châu Âu mới – EGIX – dựa trên tất cả các giao dịch trao đổi được ký kết trong các hợp đồng giao dịch tháng trước tương ứng của các khu vực thị trường NCG và GASPOOL trên Thị trường Phái sinh.
+ Phụ cấp phát thải
Kể từ năm 2005, EEX vận hành cả thị trường giao ngay và thị trường phái sinh theo quy định cho phép phát thải. EEX đã đề nghị giao dịch phụ cấp phát thải trên cơ sở Chương trình giao dịch khí thải của EU (EU ETS) kể từ năm 2005. EEX hiện đang điều hành thị trường thứ cấp để giao dịch liên tục trên cơ sở Giao ngay và Phái sinh cho các khoản phụ cấp ETS của EU (EUA, EUAA) và tín chỉ Kyoto (CER, ERU). [43]
+ Than đá
EEX cung cấp dịch vụ trao đổi giao dịch than tương lai và Đăng ký thương mại than tương lai. Có thể giao dịch hợp đồng tương lai than Amsterdam-Rotterdam-Antwerp (ARA) và Richards Bay (RB) đề cập đến các chỉ số API 2 (ARA) và API 4 (RB). Các hợp đồng được quyết toán tài chính trên cơ sở hai chỉ số này.
Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth)
Tăng trưởng kinh tế trong tiếng Anh gọi là Economic Growth. Đó là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong thời gian nhất định.
1. Lợi ích
– TTKT là cơ sở để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống con người. TTKT giúp sản lượng và thu nhập đều tăng, người dân sẽ chi tiêu thoải mái hơn, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
– TTKT là tiền đề để phát triển các mặt khác của xã hội.
Ví dụ: TTKT làm cho thu nhập của người dân tăng lên dẫn đến ngân sách nhà nước thu được nhiều hơn, từ đó nhà nước có điều kiện để tăng đầu tư công, phát triển nhiều mặt trong đời sống xã hội.
2. Hạn chế
Bên cạnh những lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại thì còn có những mặt trái, được gọi là những chi phí mà xã hội phải gánh chịu do tăng trưởng quá cao, quá nóng.
Tăng trưởng kinh tế cao làm ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên; nguy cơ làm nảy sinh các vấn đề xã hội: gia tăng tệ nạn xã hội, hay nghiêm trọng hơn là gia tăng bất bình đẳng xã hội.
3. Công thức xác định
– Qui mô tăng trưởng (mức tăng trưởng tuyệt đối)
ΔGDPn = GDPn – GDP0
– Tốc độ tăng trưởng (mức tăng trưởng tương đối)
g = (GDPn – GDP0 )/GDP0 x 100%
Trong đó
ΔGDPn : : qui mô tăng trưởng GDP năm nghiên cứu (năm n) so với năm gốc so sánh.
GDPn: Tổng sản phẩm quốc nội năm n.
GDP0: Tổng sản phẩm quốc nội năm gốc so sánh.
g: tốc độ tăng trưởng kinh tế
Thể chế kinh tế (Economic Institutions) là gì ?
Thể chế kinh tế (Economic Institutions) là gì ?
Thể chế kinh tế (Economic Institutions) là “luật chơi” chính thức (Hiến pháp, các Bộ luật và Luật, các văn bản dưới Luật, các chính sách và cơ chế tổ chức thực thi các văn bản đó do Nhà nước hiện thời đặt ra) và phi chính thức (các qui tắc bất thành văn, qui phạm, những điều cấm kị mà các nhóm người trong xã hội tham gia hoạt động trong nền kinh tế tự nguyện tuân thủ) được đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Nội dung của Thể chế kinh tế
Thể chế kinh tế là một khái niệm rộng, bao quát nhiều vấn đề phức tạp, có liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, truyền thống, quan hệ quốc tế,…
Vì vậy, nội dung của thể chế kinh tế gồm những vấn đề gì, là vấn đề không dễ thống nhất trong thực tiễn, bởi lẽ nó tùy thuộc vào vị trí, góc nhìn, nghiên cứu và xem xét của mỗi người. Chẳng hạn:
Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: thể chế kinh tế gồm ba thể chế cơ bản:
– Thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh;
– Thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường;
– Thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường.
Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá (năm 2006) cho rằng, Thể chế kinh tế có 4 nội dung:
– Các bộ qui tắc tạo thành “luật chơi” kinh tế thị trường gồm khung pháp luật về kinh tế và các qui tắc chuẩn mực về kinh tế;
– Các chủ thể tham gia trò chơi” kinh tế thị trường (người chơi) gồm các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế; các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội;
– Các cơ chế thực thi thể chế kinh tế thị trường (cách chơi) gồm cơ chế cạnh tranh thị trường; cơ chế phân cấp quản lí kinh tế; cơ chế phối hợp, tham gia; cơ chế theo dõi và đánh giá;
– Thể chế kinh tế thị trường cơ bản (sân chơi) gồm thị trường hàng hóa; thị trường tài chính; thị trường khoa học và công nghệ và thị trường bất động sản.
Chế độ tỉ giá hối đoái cố định (Fixed Exchange Rate Regime)
Chế độ tỉ giá hối đoái cố định (Fixed Exchange Rate Regime) là gì ?
Chế độ tỉ giá hối đoái cố định (Fixed Exchange Rate Regime) là một chế độ được áp dụng bởi chính phủ hoặc ngân hàng trung ương ràng buộc tỉ giá hối đoái chính thức của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác hoặc giá vàng.
Mục đích của hệ thống tỉ giá hối đoái cố định là giữ giá trị của một loại tiền tệ trong một phạm vi hẹp.
Trong chế độ tỉ giá cố định, tỉ giá sẽ do Ngân hàng Trung ương ấn định tại một mức cụ thể. Tất cả các tác nhân trong nền kinh tế được yêu cầu phải giao dịch tại mức tỉ giá đã qui định này.
Để thị trường ngoại tệ cân bằng tại mức tỉ giá đã ấn định thì Ngân hàng Trung ương sẽ buộc phải can thiệp vào thị trường bằng cách mua/bán ngoại tệ ra thị trường.
Ưu điểm
Những người ủng hộ chế độ tỉ giá cố định cũng đưa ra một số luận điểm để phê phán chế độ tỉ giá thả nổi và nêu ra những ưu việt của chế độ tỉ giá cố định.
Thứ nhất, chế độ tỉ giá cố định giúp cho việc điều hành tiền tệ có tính nguyên tắc và kỉ luật cao hơn. Yêu cầu duy trì tỉ giá cố định sẽ không cho phép Ngân hàng Trung ương có thể tùy tiện tăng cung tiền và gây ra lạm phát.
Họ cho rằng chính phủ ở một số quốc gia rất tùy tiện trong việc tăng cung tiền để kích cầu, và hệ quả là lạm phát tăng lên cao sau một thời gian. Việc áp dụng tỉ giá cố định sẽ đảm bảo điều này không xảy ra.
Thứ hai, họ cho rằng hoạt động đầu cơ luôn hiện hữu trên thị trường và nếu như theo đuổi chế độ tỉ giá thả nổi thì nền kinh tế sẽ được chứng kiến sự dao động liên tục của tỉ giá.
Nếu hoạt động đầu cơ diễn ra dai dẳng và kéo dài khiến cho tỉ giá thực tế diễn ra bị chệch so với tỉ giá cân bằng dài hạn thì nó sẽ làm méo mó giá cả hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu và dẫn đến sự sai lệch trong phân bổ nguồn lực.
Ngoài ra, sự bất ổn của tỉ giá do hoạt động đầu cơ sẽ khiến cho việc lập kế hoạch kinh doanh và đầu tư trở nên khó khăn một cách không cần thiết. Khi tỉ giá dao động, các doanh nghiệp hoạt động ở phạm vi xuyên quốc gia sẽ phải đối mặt với những bất định lớn hơn và điều này sẽ làm xói mòn các giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế.
Với chế độ tỉ giá cố định, những hoạt động đầu cơ sẽ có thể được ngăn chặn một cách kịp thời bằng các nghiệp vụ thị trường ngoại hối của Ngân hàng Trung ương và nhờ đó tỉ giá sẽ trở nên ổn định và qua đó thúc đẩy tăng trưởng trong giao dịch thương mại và đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, những người ủng hộ chế độ tỉ giá thả nổi cho rằng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm cho các rủi ro về tỉ giá cũng có thể đạt được mục tiêu này. Các hợp đồng kì hạn, quyền chọn về tỉ giá cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại không còn phải lo lắng quá nhiều về sự biến động của tỉ giá.
Thứ ba, nó cho phép chính phủ có thể sử dụng công cụ tỉ giá để đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như cán cân thương mại, tăng trưởng.
Ví dụ, Ngân hàng Trung ương có thể định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực của nó bằng cách mua ngoại tệ/bán nội tệ. Khi đó, giá hàng xuất khẩu sẽ rẻ hơn, giá hàng nhập khẩu đắt hơn và nhờ đó cải thiện cán cân thương mại.
Đây là điều mà chính phủ Trung Quốc đã và đang thực hiện và trước đó nữa là trường hợp của Nhật Bản. Đồng nhân dân tệ và trước đây là đồng yên đều đã bị định giá quá thấp so với đồng USD và cả một số đồng tiền khác nữa. Hệ quả là hai quốc gia này đã đạt được thặng dư thương mại rất lớn, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm.
Tuy nhiên, những người ủng hộ chế độ tỉ giá thả nổi không cho rằng việc giảm giá đồng nội tệ sẽ đảm bảo cho một sự cải thiện của cán cân thương mại, thậm chí đôi khi còn gây ra thâm hụt thương mại nặng hơn và những tác động không mong muốn khác như lạm phát và dẫn tới sự bất ổn trong nền kinh tế.
Việc giảm giá nội tệ sẽ giúp giảm giá hàng xuất khẩu tính theo ngoại tệ và tăng lượng xuất khẩu và do vậy chúng ta không thể chắc chắn rằng liệu doanh thu ngoại tệ từ xuất khẩu có tăng hay không và do vậy không thể chắc chắn cán cân thương mại có được cải thiện hay không.
Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (Floating Exchange Rate Regime)
Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (Floating Exchange Rate Regime) là gì ?
Chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn (Floating Exchange Rate Regime) là một chế độ trong đó giá tiền tệ của một quốc gia được thiết lập bởi thị trường ngoại hối dựa trên cung và cầu so với các loại tiền tệ khác.
Điều này trái ngược với tỉ giá hối đoái cố định, trong đó chính phủ hoàn toàn hoặc chủ yếu xác định tỉ giá.
Trong chế độ tỉ giá thả nổi, tỉ giá sẽ hoàn toàn được quyết định bởi cung cầu ngoại tệ trên thị trường mà không có bất kì sự can thiệp nào, dù là trực tiếp hay gián tiếp, từ phía Ngân hàng Trung ương nhằm làm thay đổi tỉ giá.
Yếu tố ủng hộ
Có hai yếu tố căn bản chính được nêu ra để ủng hộ cho việc các quốc gia nên sử dụng chế độ tỉ giá thả nổi là tính tự chủ về chính sách tiền tệ và cơ chế tự điều chỉnh để cân bằng cán cân thương mại.
Thứ nhất, trong chế độ tỉ giá cố định, Ngân hàng Trung ương sẽ không thể tự do tăng hoặc giảm cung tiền do nó phải duy trì mức cung tiền hợp lí nhằm cố định tỉ giá. Tăng cung tiền sẽ gây ra lạm phát và gây áp lực mất giá nội tệ.
Khi đó, để cố định tỉ giá thì Ngân hàng Trung ương buộc phải bán ngoại tệ/mua nội tệ và điều này làm cung tiền giảm trở lại.
Ngược lại, thắt chặt cung tiền làm lãi suất tăng sẽ gây ra áp lực tăng giá nội tệ do các dòng vốn nước ngoài chảy vào. Muốn cố định tỉ giá, Ngân hàng Trung ương sẽ phải mua ngoại tệ/bán nội tệ và điều này làm cung tiền tăng trở lại.
Như vậy, cung tiền sẽ không thể được điều chỉnh một cách tự do theo ý muốn của Ngân hàng Trung ương trong chế độ tỉ giá cố định.
Ngược lại, trong chế độ tỉ giá thả nổi, do Ngân hàng Trung ương không phải cam kết về một mức tỉ giá cụ thể nào nên họ hoàn toàn có quyền mở rộng hoặc thu hẹp cung tiền để điều chỉnh các biến mục tiêu quan trọng như sản lượng, việc làm, hay tỉ lệ lạm phát.
Nếu Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền và gây ra lạm phát (gây bất lợi cho sức cạnh tranh) thì đồng nội tệ sau đó cũng sẽ có xu hướng mất giá (có tác động cải thiện sức cạnh tranh) và do vậy tỉ giá thực tế sẽ không bị ảnh hưởng, và sức cạnh tranh cũng không bị ảnh hưởng.
Thứ hai, khi một quốc gia áp dụng tỉ giá thả nổi thì nó sẽ giống như một cơ chế tự điều chỉnh giúp cân bằng cán cân thương mại. Nếu vì một lí do nào đó mà quốc gia này bị thâm hụt thương mại, tức là xảy ra tình trạng dư cầu ngoại tệ, thì đồng ngoại tệ sẽ lên giá và đồng nội tệ giảm giá.
Sự điều chỉnh này sẽ giúp cho xuất khẩu tăng còn nhập khẩu giảm, qua đó cải thiện cán cân thương mại theo hướng cân bằng trở lại.
Chính sách tài khoá (Fiscal Policy) là gì ?
Chính sách tài khoá (Fiscal Policy) là gì ?
Chính sách tài khoá (Fiscal Policy) là quyết định của chính phủ về chi tiêu công và đánh thuế để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.
Trong điều kiện bình thường, chính sách này được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế có dấu hiệu của suy thoái hay sự phát triển quá mức (còn gọi là phát triển nóng) thì nó lại được sử dụng như là một công cụ để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Công cụ của chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu của chính phủ và thuế.
– Chi tiêu của chính phủ gồm hai loại: chi mua sắm hàng hoá dịch vụ và chi chuyển nhượng.
+ Chi mua hàng hoá dịch vụ là việc chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường sá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước…
Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định qui mô tương đối của khu vực công trong GDP so với khu vực tư nhân.
Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ của mình, nó sẽ tác động đến tổng cầu với một tác động mang tính chất số nhân.
Cụ thể là, nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Chính nhờ hiệu ứng số nhân này mà chính phủ có thể sử dụng chi tiêu như một công cụ để điều tiết tổng cầu.
+ Chi chuyển nhượng là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
Khác với chi mua sắm hàng hoá dịch vụ, chi chuyển nhượng lại có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Một lần nữa, qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân, điều này sẽ làm gia tăng tổng cầu.
– Thuế: Khía cạnh thứ hai của chính sách tài khoá là thuế cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung theo hai cách.
Một mặt, ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân, dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống, khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
Mặt khác, thuế tác động làm méo mó giá cả hàng hoá và dịch vụ nên ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
Hạn chế của chính sách tài khoá
– Độ trễ về thời gian: sau một thời gian nhất định, chính phủ mới có thể nhận biết được sự thay đổi của tổng cầu, có thể phải mất đến sáu tháng mới có thể thu thập được những số liệu thống kê đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô. Và sau đó, việc ra những quyết định về chính sách cũng phải mất một thời gian.
Khi các quyết định về chính sách đã được thực hiện thì cũng cần phải có thời gian để tác dụng của nó có thể đến được với cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, nhằm thay đổi hành vi của họ, và cuối cùng làm thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô như đã dự tính.
– Trong khi quyết định về chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp phải hai vấn đề cơ bản. Trước hết, chính phủ không biết được qui mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính.
Sau nữa, nếu có thể ước tính được về qui mô tác động, thì sự ước tính đó cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Những sai sót trong việc ước tính qui mô tác động cụ thể nêu trên sẽ khiến chính sách tài khoá không được hữu hiệu như lí thuyết đã phân tích.
– Khi kinh tế suy thoái, tức là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Trong trường hợp này, tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn.
Điều này đến lượt nó, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ của chính phủ và gây ra những tác động không thuận lợi đối với ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.
– Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với tất cả các chính phủ. Bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư và điều đó có thể gây nên làn sóng phản đối chính phủ.
Rõ ràng, việc tăng hay giảm các loại thuế nào hay khoản chi nào trong các khoản chi của chính phủ là những cân nhắc dựa trên các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội… chứ không thể hoàn toàn dựa trên các lí do kinh tế thuần tuý.
Điều kiện FCA – Giao hàng cho người chuyên chở
Điều kiện FCA (Free Carrier) là một trong những điều kiện giao hàng vô cùng độc đáo trong số 11 điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms 2010). Vì vậy khi áp dụng điều kiện FCA cần hiểu rõ và có cách vận dụng đúng đắn.
Điều kiện FCA – Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác.
Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.
Như vậy:
- Người bán thông quan hàng xuất. Người mua thông quan hàng nhập.
- Người mua thuê phương tiện vận tải
- Địa điểm giao hàng ở nước người bán. Có các địa điểm giao hàng thường gặp:
FCA (kho người bán)
FCA (Sân bay đi/Sân bay Tân Sơn Nhất)
FCA (cảng xuất/cảng Cát Lái)
Việc bốc – dỡ
Dù giao ở xưởng người bán: FCA (Seller’s Warehouse) hay giao tại sân bay Tân Sơn nhất FCA (Tân Sơn Nhất Airport) hay giao ở cảng biển: FCA (Cảng Cát Lái) thì:
- Người bán chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán.
- Người mua chịu chi phí + Rủi ro bốc hàng lên máy bay/tàu (trả phí THC đầu bốc).
Hai bên mua/bán phải rất lưu ý mục này trong lúc chào giá/thương thảo giá hàng bán vì rất nhiều trường hợp hai bên nhầm lẫn mục này. Vì thông thường hãng bay/hãng tàu sẽ chào giá cước bay/cước tàu theo kiểu phí THC bên nào bên đó trả.
Người bán phải nhắc nhớ và lập luận chặt chẽ để người mua hiểu và chịu phí này ngay từ đầu. Nếu có thoả thuận khác đi thì phải nêu rõ trước khi ký hợp đồng.
- Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống máy bay/tàu (trả phí THC đầu dỡ)
- Người mua chịu chi phí + Rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại xưởng người mua.
Việc chuyển rủi ro:
Người bán hết trách nhiệm khi giao hàng cho người vận tải. Cụ thể:
Nếu giao tại xưởng của người bán:
- Người bán phải bốc xong hàng lên xe tải/container tại xưởng người bán thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.
Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người mua thuê.
- Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Nếu giao ở cảng biển:
Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính):
- Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này. Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
- Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
- Không bắt buộc ai phải mua bảo hiểm.
Ghi nhớ:
- Thực tế sử dụng nhiều cho đường air.
- Hàng đi bằng container nên sử dụng điều kiện này thay vì FAS, FOB
STOP:
- Điều kiện nhóm E, F: địa điểm giao hàng ở nước người bán. Người mua thuê tàu.
Tóm lại: Điều kiện FCA đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu, nếu có. Tuy vậy, người bán không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu hoặc trả chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) là gì ?
FOMO, FUD – Hai hội chứng tâm lý nguy hiểm trong giao dịch
FOMO, FUD là 2 thuật ngữ về hội chứng (hiệu ứng) tâm lý quen thuộc đối với hầu hết mọi trader trong lĩnh vực tài chính. Đây là 2 hội chứng phổ biến mà các trader mới vào nghề thường gặp phải dẫn đến các hậu quả đáng tiếc.
FOMO là gì ?
FOMO ( Fear of Missing Out) là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ bỏ lỡ, sợ mất cơ hội. Người mắc phải hội chứng này thường bị ám ảnh bởi cảm giác sợ bỏ lỡ một điều gì, đánh mất điều mà mọi người xung quanh sẽ đạt được. Do đó, họ thường mắc phải những sai lầm vì đưa ra quyết định thiếu lý trí, dẫn đến hậu quả khó lường.
Trong lĩnh vực Trade coin, khi một đồng coin đang trên đà tăng giá ngắn hạn, nạn nhân của hội chứng này “được” thôi thúc về một “khoản lời” lớn như các Trader khác và ngay lập tức thu mua đồng coin ấy, hành động này được gọi là FOMO.
FUD là gì ?
FUD ( Fear – Uncertainty – Doubt) là thuật ngữ ám chỉ hội chứng sợ hãi, không chắc chắn và nghi ngờ. Trong các lĩnh vực kinh doanh, chính trị. FUD là chiến thuật tung tin giả gây hưởng đến nhận thức bằng cách tạo ra thông tin sai lệch.
Trong Trade coin, FUD chỉ cảm giác sợ hãi của trader khi xuất hiện các tin tức không tốt về thị trường trên các phương tiện truyền thông. Những trader mắc phải hội chứng này nhanh chóng bán tháo coin một cách không cần thiết dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng giá thị trường, tạo điều kiện cho “ cá mập” thu gom coin với giá rẻ.
Cách vượt qua 2 hội chứng FUMO và FUD trong giao dịch
Hội chứng FUMO và FUD đều là các loại hội chứng phổ biến ở các đối tượng trader là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Do đó, để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc trở thành miếng mồi ngon bị lợi dụng trong thị trường, bạn cần phải nắm rõ những quy tắc sau:
Một trong những yếu tố cốt lõi quyết định thành bại ở các quyết định nằm ở lòng quyết tâm và ý chí kiên định. Kiên định giúp bạn phân biệt phải trái đúng sai, duy lý khi đã xác định thời điểm và kiễn nhẫn đi theo đúng kế hoạch bạn đã dự tính trước. Tránh mắc phải các lỗi ra quyết định ngoài dự tính và tầm kiểm soát của bản thân.
Hiểu thị trường là một trong những quy tắc khó tuân theo nhất. Bởi ngay cả những trader dày dặn kinh nghiệm cũng không dám khẳng định mức độ hiểu biết thị trường như thế nào. Tuy nhiên, đứng trên góc độ người mới, bạn cần hiểu được tính chất tiên quyết rằng: thị trường có rất nhiều cơ hội. Nếu thấy coin đã bị FOMO và tăng giá quá cao, tốt nhất hãy nằm ngoài cuộc chơi.
Cắt lỗ đúng lúc
Nếu bạn đã FOMO và bị du đỉnh, đừng ngần ngại cắt lỗ. Việc cắt lỗ chí ít giữ lại cho bạn số vốn để tìm kiếm cơ hội khác.
Quản lý vốn hiệu quả
Việc phân phối và quản lý vốn hiệu quả giúp bạn tối thiểu hóa rủi ro do FOMO và FUD gây ra. Thêm vào đó, quản lý vốn tốt giúp bạn duy trì được một khoản lợi nhuận ổn định, khi đó, FOMO và FUD không thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn nữa.
Xác định phong cách đầu tư
Việc xác định phong cách đầu tư bao gồm ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn để qua đó xác định cách thức ra quyết định ảnh hưởng bởi FOMO vad FUD. Gỉa sử bạn thuộc phong cách ngắn hạn (lướt sóng) thì việc thuận theo các đợt FOMO sẽ giúp bạn thu được lợi nhuận nhanh chóng. Ngược lại, với phong cách trung hay dài hạn, FOMO hay FUD đều mang lại những hậu quả tiêu cực.
Ngoài ra, nếu bạn muốn vượt qua 2 hội chứng này trong giao dịch, hãy ghi nhớ 2 câu châm ngôn trong giới trader sau:
“ Lợi nhuận không dành cho tất cả mọi người” và “ Tiền từ tay người thiếu kiên nhẫn sẽ vào tay người kiên nhẫn”
Hợp đồng Kỳ hạn (Forward Contract)
Hợp đồng Tương lai (Futures Contract)
Hợp đồng Tương lai (Futures Contract) là gì ?
Hợp đồng Tương lai (Futures Contract) là thỏa thuận pháp lý để mua hoặc bán một mặt hàng hoặc tài sản cụ thể với mức giá định trước tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Hợp đồng Tương lai được chuẩn hóa về chất lượng và số lượng để tạo điều kiện giao dịch trên sàn giao dịch tương lai.
Người mua Hợp đồng Tương lai đang thực hiện nghĩa vụ mua tài sản cơ bản khi Hợp đồng Tương lai hết hạn. Người bán Hợp đồng Tương lai đang thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài sản cơ bản vào ngày hết hạn.
“Futures Contract” hay “futures” đều giống nhau. Ví dụ, bạn có thể nghe ai đó nói rằng họ mua dầu tương lai, có nghĩa là tương tự như hợp đồng dầu kỳ hạn.
Khi ai đó nói “Hợp đồng Tương lai”, họ thường đề cập đến một loại tương lai cụ thể, chẳng hạn như dầu, vàng, trái phiếu hoặc chỉ số S&P 500 trong tương lai. Thuật ngữ “tương lai” tổng quát hơn và thường được sử dụng để chỉ toàn bộ thị trường.
Ví dụ về Hợp đồng tương lai (Futures Contract)
Hợp đồng tương lai được sử dụng bởi hai loại người tham gia thị trường: người mua và người bán.
Một nhà sản xuất cần bán dầu. Họ có thể sử dụng hợp đồng tương lai làm điều đó bằng cách xác định mức giá bán, và số lượng dầu cần sản xuất sau đó cung cấp dầu cho người mua khi hợp đồng tương lai tới hạn.
Người được ủy thác (Fiduciary) – Bản chất và Nghĩa vụ
Người được ủy thác (Fiduciary) là một cá nhân hoặc tổ chức hoạt động trên danh nghĩa của một hay nhiều người khác với nhiệm vụ quản lí tài sản.
Người được ủy thác có bổn phận đáp ứng sự tín nhiệm và lòng tin của bên ủy thác. Đây là nghĩa vụ pháp lí cao nhất của một bên với một bên, và người được ủy thác có trách nhiệm đạo đức phải hành động vì lợi ích tốt nhất của bên ủy thác và chịu trách nhiệm về tình trạng chung của bên ủy thác, nhưng thường công việc của họ sẽ liên quan nhiều đến vấn đề tài chính, như là quản lí tài sản cho một người hoặc một nhóm người.
Người quản lí tiền, cố vấn tài chính, ngân hàng, kế toán, người thi hành di chúc, thành viên hội đồng quản trị, và các cán bộ công ty đều có nghĩa vụ ủy thác.
Nghĩa vụ ủy thác (Fiduciary Duty) xuất hiện rất nhiều trong mối quan hệ kinh doanh, bao gồm:
– Người được ủy thác và người thụ hưởng
– Thành viên hội đồng quản trị và cổ đông
– Người thi hành di chúc và người thừa kế
– Người giám hộ và người được giám hộ
– Luật sư và khách hàng
– Tổ chức đầu tư và nhà đầu tư
Trách nhiệm và nghĩa vụ ủy thác có cả yếu tố pháp lí và đạo đức. Khi một bên chấp nhận nghĩa vụ ủy thác trên danh nghĩa của một bên khác, họ có nghĩa vụ phải hành động vì lợi ích của bên ấy, là bên sở hữu tài sản mà họ đang quản lí.
Các giám đốc của một công ty có nghĩa vụ ủy thác, vì họ được coi là người được ủy thác của các cổ đông nếu như họ là thành viên của hội đồng quản trị, hoặc là người được ủy thác của người gửi tiền nếu họ là giám đốc của một ngân hàng.
Những nghĩa vụ cụ thể bao gồm:
Nghĩa vụ tận tâm: Các quyết định của hội đồng quản trị sẽ ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Hội đồng quản trị có nghĩa vụ phải tìm hiểu kĩ tất cả các quyết định và ảnh hưởng của chúng đối với doanh nghiệp.
Nghĩa vụ hành động một cách thành tín (Act in Good Faith): Kể cả sau khi đã cân nhắc kĩ các sự lựa chọn, hội đồng quản trị vẫn có trách nhiệm phải thực hiện sự lựa chọn đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp và cổ đông.
Nghĩa vụ trung thành: Hội đồng quản trị không được đặt các lí do, quyền lợi và mối quan hệ nào cao hơn bổn phận đối với doanh nghiệp và cổ đông.
Nếu một thành viên của hội đồng quản trị bị phát hiện vi phạm nghĩa vụ ủy thác của họ, họ có thể phải chịu trách nhiệm trước tòa án với chính công ty hoặc các cổ đông của công ty.
Tuy người được ủy thác đầu tư thường là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính (người quản lí tiền, ngân hàng,…), nhưng người được ủy thác đầu tư có thể là bất kì ai có trách nhiệm pháp lí cho việc quản lí tiền của người khác.
Điều này có nghĩa là nếu bạn tình nguyện ngồi vào ban quản lí đầu tư của một tổ chức tình nguyện địa phương hoặc một tổ chức nào khác, thì bạn phải chịu trách nhiệm ủy thác.
Bạn là người được đặt niềm tin, và có thể sẽ có hậu quả nếu bạn phản bội lại niềm tin đó.
Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt (The Frankfurt Stock Exchange)
Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt, hay Frankfurter Wertpapierbörse (FWB) là một tổ chức công theo luật pháp Đức, được điều hành bởi Deutsche Boerse. Nó trở thành một phần của Deutsche Boerse vào năm 1990 khi quyền quản lý và điều hành của Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt được chuyển từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Frankfurt sang Frankfurter Wertpapierbörse AG mới thành lập, trở thành Deutsche Börse AG ngay sau đó. Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt đã trở thành “hạt nhân” của Tập đoàn Deutsche Boerse.
Đây là một trong những trung tâm giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Đây là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất của chính phủ Đức và chiếm 90% doanh thu cổ phiếu trong số đó.
Sàn giao dịch hoạt động thông qua giao dịch điện tử và có hệ thống thông tin và thanh toán. Bên cạnh hệ thống giao dịch chuyên nghiệp tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt, nó còn cung cấp một hệ thống giao dịch điện tử hoàn toàn ở Xetra. Xetra được đưa ra vào năm 1997.
Cộng đồng giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt có một nửa là người Đức và nửa còn lại đến từ các quốc gia trên thế giới.
Lịch sử ra đời
Nguồn gốc sớm nhất của Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt bắt nguồn từ thời kỳ hội chợ thời trung cổ. Hoạt động mua bán trong các hội chợ này sau đó phát triển thành các đơn đặt hàng sản xuất hàng hóa và điều này đã giúp phát triển một thị trường rộng mở trên toàn quốc.
Frankfurt đã phát triển như một trung tâm thương mại và ngân hàng trong thế kỷ XVI khi các thương gia Hà Lan và Pháp nhập cư vào Đức để tránh bị đàn áp vì niềm tin tôn giáo của họ. Martin Luther đã gọi Frankfurt là thành phố “hố bạc và vàng” của Đế chế Đức khi các thương gia từ khắp nơi trên thế giới đến Frankfurt để giao thương.
Sự ra đời của Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt gắn liền với một hội chợ vào năm 1585 khi các thương gia họp để thiết lập tỷ giá hối đoái thống nhất. Thanh toán cho hàng hóa ở Frankfurt dựa trên nhiều loại tiền xu. Tỷ giá đồng nhất đã chống lại sự cho vay nặng lãi và những trò lừa đảo được thấy trong các giao dịch trao đổi tiền tệ.
Đó là ngày 9 tháng 9 năm 1585 khi thỏa thuận về tỷ giá đồng nhất được thiết lập. Một nhóm thương gia sẽ họp định kỳ tại hội chợ để cập nhật tỷ giá hối đoái thống nhất và ràng buộc cho các giao dịch bằng tiền giấy và tiền xu. Lần đầu tiên từ Burs hoặc Börse được sử dụng là vào năm 1605 trong văn bản để chỉ định cuộc họp cập nhật định kỳ.
Báo giá cho mười hai mệnh giá tiền tệ đã được liệt kê trên các tờ báo giá chính thức. Bảng báo giá lâu đời nhất từ sàn giao dịch Frankfurt vẫn còn tồn tại từ năm 1721. Tỷ giá hối đoái của 16 loại tiền đúc đã được liệt kê.
Các cuộc họp ban đầu được tổ chức tại một bãi đất trống trước tòa thị chính Frankfurt. Năm 1694, các thương nhân chuyển đến tòa nhà Großer Braunfels tại Liebfrauenberg, từ đó chọn tòa nhà rộng rãi và quan trọng nhất của thành phố làm địa điểm họp cố định của họ.
Đó là vào năm 1666, các quy tắc và quy tắc trao đổi đầu tiên được ban hành, dẫn đến việc thành lập một cơ quan quản lý thị trường chứng khoán chính thức. Lúc đầu, chỉ giao dịch hối phiếu được phép trên sàn giao dịch Frankfurt.
Sản phẩm và Dịch vụ
- Giao dịch cổ phiếu
- Sản phẩm giao dịch trao đổi (ETP)
- Trái phiếu
The Federal Reserve Bank (Fed – Ngân hàng TW Hoa Kỳ)
The Federal Reserve Bank còn được biết đến là cục dự trữ liên Bang được viết tắt là FED. Vậy The Federal Reserve Bank thực sự là gì và sự tác động ra sao ?
Hệ thống dự trữ Liên bang (Fed) được thành lập năm 1913 bởi Quốc hội Hoa Kỳ. Các hành động và chính sách của Fed là thước có tác động lớn đến giá trị tiền tệ, ảnh hưởng đến nhiều giao dịch liên quan đến đô la Mỹ. Tìm hiểu về lịch sử của Fed, sự ảnh hưởng đối với USD và cách giao dịch các quyết định chính sách tiền tệ của cục dự trữ liên Bang FED.
The Federal Reserve Bank là gì ?
The Federal Reserve Bank là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Nó được thành lập để tạo ra một hệ thống tài chính và tiền tệ ổn định, linh hoạt cho quốc gia. Nhiệm vụ chung là thiết lập chính sách tiền tệ và giám sát hoạt động kinh tế hiệu quả, cuối cùng phục vụ lợi ích công cộng.
- Để đáp ứng các chỉ thị cấp cao nhất này, Fed thực hiện năm chức năng chung:
- Thúc đẩy việc làm tối đa, giá cả ổn định và lãi suất vừa phải dài hạn
- Giảm rủi ro khi có thể để tạo ra một hệ thống tài chính ổn định
- Phát triển an toàn trong các tổ chức tài chính
- An toàn tuyệt đối trong hệ thống thanh toán và xử lý
- Ủng hộ bảo vệ người tiêu dùng thông qua lập trường giám sát.
Để thực hiện các hoạt động hàng ngày, quốc gia được chia thành 12 khu Dự trữ Liên bang, mỗi tiểu bang được phục vụ bởi một ngân hàng dự trữ được thành lập riêng. Các tiểu bang và ngân hàng thành viên này hoạt động độc lập trong khi được giám sát bởi hội đồng thống đốc dự trữ liên bang.
Ai sở hữu Fed ?
Fed là cả một tổ chức tư nhân và công cộng. Hội đồng thống đốc là một cơ quan chính phủ, trong khi bản thân các ngân hàng có cấu trúc như các tập đoàn tư nhân – các ngân hàng thành viên nắm giữ cổ phiếu và kiếm cổ tức.
Chủ tịch The Federal Reserve Bank là ai ?
Kể từ tháng 8 năm 2019, chủ tịch cục Dự trữ Liên bang là Jerome Powell, người đã phục vụ trong văn phòng này kể từ ngày 5 tháng 2 năm 2018. Ông là người thứ 16 giữ vị trí này và sẽ phục vụ nhiệm kỳ bốn năm. Trước khi được bổ nhiệm, ông Powell từng là thành viên của hội đồng thống đốc từ ngày 25 tháng 5 năm 2012. Ông hiện cũng là chủ tịch Ủy ban Thị trường mở Liên bang, phụ trách chính sách tiền tệ.
Những ngân hàng nào tạo nên Fed ?
12 khu dự trữ Liên bang, mỗi khu vực có ngân hàng dự trữ riêng là:
- Boston
- New York
- Philadelphia
- Cleveland
- Richmond
- Atlanta
- Chicago
- St. Louis
- Minneapolis
- Kansas
- Dallas
- San Francisco
Fed có trách nhiệm với các chức năng của mình như thế nào ?
Fed có trách nhiệm với công chúng, cũng như trước quốc hội Hoa Kỳ. Các quan chức của chủ tịch và cục dự trữ Liên bang làm chứng trước Quốc hội, trong khi hệ thống thiết lập chính sách tiền tệ được thiết kế rõ ràng và minh bạch. Vì lợi ích của trách nhiệm giải trình, Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ công bố các tuyên bố sau tất cả các cuộc họp hàng năm. Tất cả các báo cáo tài chính đều được kiểm toán độc lập mỗi năm một lần để đảm bảo trách nhiệm tài chính.
Nhiêm vụ của The Federal Reserve Bank là gì ?
Chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ là nhiệm vụ cốt lõi của ngân hàng dự trữ Liên bang. Các mục tiêu theo luật định của chính sách tiền tệ này được Quốc hội vạch ra và là:
Việc làm tối đa: Chính sách tiền tệ do FOMC đề ra sẽ đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp, làm việc để thúc đẩy nền kinh tế khi cần thiết để các doanh nghiệp phát triển, tạo ra lợi nhuận và thuê thêm nhân viên để phát triển
Ổn định giá: Fed định nghĩa ổn định giá là tỷ lệ lạm phát 2% trong dài hạn
Lãi suất dài hạn vừa phải: Điều này hoạt động cùng với sự ổn định về giá – khi một nền kinh tế ổn định, lãi suất dài hạn vẫn ở mức vừa phải
Fed đặt mục tiêu đạt được chính sách tiền tệ của mình thông qua ảnh hưởng đối với lãi suất và môi trường tài chính nói chung. Điều này có thể dẫn đến sự biến động của đô la Mỹ, trước các thông báo của Fed và thay đổi chính sách.
Chính sách tiền tệ được thiết lập bởi Federal Open Market Committee (FOMC), giám sát các hoạt động thị trường mở của hệ thống dự trữ liên bang. Họ đặt mục tiêu cho tỷ lệ quỹ liên bang tại các cuộc họp của FOMC; đây là mức lãi suất mà họ muốn các ngân hàng cung cấp cho nhau để vay qua đêm. Mặc dù FOMC không kiểm soát tỷ lệ, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến nó theo ba cách chính:
Hoạt động thị trường mở. Điều này có nghĩa là việc mua và bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở – bán trái phiếu làm giảm nguồn cung tiền tệ với mục đích tăng lãi suất. Mua trái phiếu đưa tiền trở lại nền kinh tế, với mục đích giảm lãi suất
Tỷ lệ chiết khấu. Đây là tỷ lệ mà các ngân hàng trả để vay tiền từ Fed. Khi tỷ lệ này thấp hơn, thì nhiều khả năng tỷ lệ quỹ liên bang cũng sẽ thấp hơn
Điều kiện kín. Các ngân hàng cần nắm giữ một tỷ lệ nhất định của khách hàng tiền gửi để bù đắp rút tiền – đây là yêu cầu dự trữ. Khi những khoản này được nâng lên, các ngân hàng có thể cho vay nhiều tiền và phải yêu cầu lãi suất cao hơn. Khi hạ xuống, các ngân hàng có thể cho vay nhiều tiền hơn và yêu cầu lãi suất thấp hơn.
Lãi suất ảnh hưởng đến đống USD như thế nào ?
Lãi suất Fed, còn được gọi là lãi suất quỹ của Fed, được thiết lập bởi hội đồng thống đốc của hệ thống dự trữ liên bang. Lãi suất hiện tại và kỳ vọng thay đổi lãi suất trong tương lai có thể ảnh hưởng đến giá trị của đô la Mỹ. Nếu các nhà giao dịch dự đoán sự thay đổi của lãi suất dựa trên thông báo từ hội đồng thống đốc, điều này có thể khiến đô la tăng giá hoặc giảm giá trị so với các loại tiền tệ khác.
Dự báo thị trường |
Thực tế công bố |
Sự ảnh hưởng |
Tăng lãi suất |
Giữ nguyên lãi suất |
Mất giá đồng tiền |
Giảm lãi suất |
Giữ nguyên lãi suất |
Tăng giá đồng tiền |
Giữ nguyên lãi suất |
Tăng lãi suất |
Tăng giá đồng tiền |
Giữ nguyên lãi suất |
Giảm lãi suất |
Mất giá đồng tiền |
Ủy ban Thị trường mở Liên bang – FOMC
Ủy ban Thị trường mở Liên bang tiếng Anh là Federal Open Market Committee, viết tắt là FOMC.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) là chi nhánh của Ủy ban Dự trữ Liên bang (FRB) tại Mỹ, xác định phương hướng của chính sách tiền tệ cụ thể bằng cách chỉ đạo các nghiệp vụ thị trường mở (OMO).
Ủy ban gồm có 12 thành viên: Chủ tịch, 7 thống đốc từ FRB do Quốc hội bổ nhiệm và 4 tổng thống trong khu vực Liên bang.
Khi các phương tiện truyền thông đưa tin Ngân hàng trung ương Fed thay đổi lãi suất, đó là kết quả của các cuộc họp thường xuyên của FOMC.
Đặc điểm của Ủy ban Thị trường mở Liên bang
12 thành viên của FOMC họp 8 lần một năm để thảo luận về việc liệu Fed có nên thay đổi chính sách tiền tệ trong thời gian ngắn hạn hay không. Một cuộc bỏ phiếu để thay đổi chính sách sẽ dẫn đến việc mua hoặc bán chứng khoán của chính phủ Mỹ trên thị trường mở để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.
FOMC bao gồm hội đồng thống đốc, có 7 thành viên và 5 chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. Các thành viên của Ủy ban thường được phân thành 3 nhóm: một nhóm ủng hộ các chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, một nhóm ủng hộ kích thích kinh tế, hoặc một nhóm giữ thái độ trung lập.
Thông qua các nghiệp vụ thị trường mở (OMO), điều chỉnh tỉ lệ chiết khấu và đặt ra các yêu cầu dự trữ ngân hàng, Cục Dự trữ Liên bang sở hữu các công cụ cần thiết để tăng hoặc giảm lượng cung tiền.
Hội đồng Thống đốc của Fed chịu trách nhiệm thiết lập tỉ lệ chiết khấu và yêu cầu dự trữ, trong khi FOMC đặc biệt phụ trách các hoạt động thị trường mở, đòi hỏi phải mua và bán chứng khoán chính phủ.
Ví dụ, để thắt chặt nguồn cung tiền và giảm lượng tiền có sẵn trong hệ thống ngân hàng, Fed sẽ bán chứng khoán của chính phủ.
Chứng khoán do FOMC mua được gửi vào Tài khoản thị trường mở hệ thống của Fed (SOMA), bao gồm danh mục đầu tư trong nước và nước ngoài. Danh mục đầu tư trong nước nắm giữ chứng khoán của Kho bạc Mỹ và Cơ quan Liên bang, trong khi danh mục đầu tư nước ngoài nắm giữ các khoản đầu tư bằng Euro và Yên Nhật.
FOMC có thể nắm giữ các chứng khoán này cho đến khi đáo hạn hoặc bán chúng khi họ thấy phù hợp, theo qui định bởi Đạo luật Dự trữ Liên bang năm 1913 và Đạo luật Kiểm soát Tiền tệ năm 1980.
Sự tương tác của tất cả các công cụ chính sách của Fed xác định tỉ lệ quỹ Liên bang hoặc tỉ lệ mà các tổ chức lưu kí cho vay số dư của họ tại Cục Dự trữ Liên bang lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng, cơ sở qua đêm.
Đổi lại, tỉ lệ quỹ Liên bang ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn và dài hạn khác, tỉ giá hối đoái, cung cấp tín dụng và nhu cầu đầu tư, việc làm và sản lượng kinh tế.
G7 (Group of Seven)
G7 trong tiếng Anh là Group of Seven, viết tắt là G7 hoặc G – 7.
Nhóm G7 là diễn đàn của 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới, bao gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Mỹ, Anh và Canada, các nhà lãnh đạo chính phủ những nước này gặp gỡ nhau hàng năm để bàn về kinh tế quốc tế và các vấn đề tiền tệ.
Chức chủ tịch của nhóm G7 được các quốc gia thành viên lần lượt nắm giữ. Liên minh châu Âu đôi khi được coi là thành viên thứ tám của nhóm G7, vì nó có đầy đủ mọi quyền và trách nhiệm của thành viên nhóm G7, ngoại trừ việc chủ trì hoặc tổ chức các cuộc họp.
Vai trò của nhóm G7
Mục đích chính của nhóm G7 là thảo luận, và đôi khi là phối hợp hành động với nhau để giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Nhóm G7 đã thảo luận về các cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống tiền tệ và các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới, như khủng hoảng thiếu dầu mỏ.
Nhóm G7 cũng đưa ra các hành động để giải quyết các vấn đề và các cuộc khủng hoảng khi có cơ hội để thực hiện các hành động chung. Đôi khi nhóm này cũng nỗ lực để giảm nợ cho các quốc gia đang phát triển.
Năm 1996, cùng với Ngân hàng Thế giới, nhóm G7 đã thực hiện hành động để giúp đỡ cho 42 quốc gia nghèo mắc nợ (HIPC), cùng với Chương trình xóa nợ đa phương (MDRI), một cam kết năm 2005 để xóa nợ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế của các quốc gia đã hoàn thành chương trình MDRI.
Vào năm 1997, nhóm G7 đã cung cấp 300 triệu USD để xây dựng công trình ngăn chặn lò phản ứng hạt nhân tan vỡ tại Chernobyl. Năm 1999, nhóm G7 quyết định tham gia trực tiếp hơn vào việc “quản lý hệ thống tiền tệ quốc tế” bằng cách tạo ra Diễn đàn ổn định tài chính của các cơ quan tài chính quốc gia lớn như bộ tài chính, ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính quốc tế.
Mở rộng thành nhóm G8
Nhóm đã có động thái phản ứng trước sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả khi Liên Xô cam kết tạo ra một nền kinh tế với thị trường tự do hơn và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên vào năm 1991.
Sau cuộc họp nhóm năm 1994 tại Naples, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã tổ chức các cuộc họp với các quốc gia thành viên nhóm. Năm 1998, sau sự thúc giục từ lãnh đạo các quốc gia bao gồm Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Nga đã được thêm vào nhóm G7 với tư cách là thành viên chính thức, chính thức tạo ra nhóm G8.
Tuy nhiên, vào năm 2014, Nga đã bị loại khỏi nhóm G7 sau khi sáp nhập Crimea dẫn đến căng thẳng ở Ukraine. Hiện giờ Nga vẫn đang nằm ngoài nhóm G7, bất chấp lời kêu gọi năm 2018 của Tổng thống Donald Trump để đưa Nga quay trở lại nhóm này.
GDP (Gross Domestic Product) – Tổng sản phẩm quốc nội
GDP là Tổng sản phẩm quốc nội trong tiếng Anh là Gross Domestic Product.
Đây là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Danh nghĩa (Nominal): Chính là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Có nghĩa là tổng của lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm đó.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, một năm có hàng nghìn mức giá biến động lên xuống khác nhau đối với mỗi sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính ra mức giá chung của mỗi sản phẩm, dịch vụ.
Thực tế (Real): Là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc). Có nghĩa là tổng của lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm gốc.
I. Phương thức để tính GDP
1. Phương pháp chi phí (PP thu nhập)
Phương pháp thu thập tổng sản phẩm quốc nội là bằng tổng thu nhập từ các yếu tố liên quan như tiền thuê (rent), lợi nhuận (profit), tiền lãi (interest), lương (wage) được sinh ra trong nền kinh tế nội địa cũng như tổng chi phí sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng của nền kinh tế quốc gia.
Công thức tính : GDP=W+R+i+Pr+Ti+De
Trong đó các chỉ số
- De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
- Ti là thuế gián thu ròng
- Pr là lợi nhuận
- i là tiền lãi
- R là tiền cho thuê tài sản
- W là tiền lương
2. Tính tổng chi tiêu (Phương pháp chi tiêu)
Tức là tổng tất cả số tiền mà các hộ gia đình sử dụng để dùng dịch vụ hay mua sắm trong quốc gia đó. TỪ đó ta có thể tính tổng sản phẩm quốc gia 1 cách nhanh chóng bằng cách tính tổng chi tiêu cho dịch vụ và hàng hóa của mỗi hộ gia đình hàng năm.
Công thức tính : GDP=C+G+I+NX
Trong đó:
- M (import) là nhập khẩu
- X (export) là xuất khẩu
- NX=X-M
- NX: cán cân thương mại
- In – net investment là khoản đầu tư ròng (khoản chi tiêu mở rộng quy mô của tư bản hiện vật)
- De – depreciation là khấu hao
- I=De+In
- I là tổng đầu tư
- G là tiêu dùng của chính phủ
- C là tiêu dùng của hộ gia đình
3. Phương pháp giá trị gia tăng
Giá trị tăng thêm của một ngành là GO, giá trị gia tăng của 1 doanh nghiệp được ký hiệu là VA ==>> giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP
Ta sẽ có công thức tính là :VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp – Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất
Công thức tính giá trị gia tăng của một ngành GO =∑ VAi (i=1,2,3,..,n)
Trong đó
- n là số lượng doanh nghiệp trong ngành
- VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành
Công thức tính giá trị gia tăng của nền kinh tế GDP =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)
Trong đó:
- m là số ngành trong nền kinh tế
- GOj là giá trị gia tăng của ngành j
II. GDP bình quân đầu người là gì ?
GDP bình quân của đầu người tại 1 thời điểm nào đó sẽ bằng chính GDP của quốc gia đó chia cho dân số đang sống và làm việc tại quốc gia đó (trong cùng 1 thời điểm).
Là thu nhập bình quân 1 người/quốc gia
Chỉ số GDP đầu người sẽ phản ánh chính xác mức thu nhập bình quân của đời sống quốc gia đó ở mức độ tương đối, những quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc mức sống của quốc gia đó sẽ cao.
III. Phân biệt GDP và GNP như thế nào
GNP được viết tắt từ cụm từ Gross National Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc gia hay tổng sản lượng quốc gia: đây là 1 chỉ tiêu kinh tế dùng để đánh giá 1 nên kinh tế phát triển hay không.
GNP được tính bằng công thức : tổng giá trị bằng tiền của các dịch vụ công dân và sản phẩm cuối cùng của một nước làm ra trong một khoảng thời gian (1 năm) không tính là sản phẩm đó được sản xuất trong nước hay ngoài nước.
Thu nhập sẽ được tính vào trong GNP, điều này chỉ phụ thuộc vào chủ sở hữu là ai chứ không phụ thuộc vào yếu tố việc sản xuất diễn ra ở đâu.
+ Giống nhau giữa GDP và GNP
- Con số cuối cùng của một quốc gia/năm
- Tính toán dựa trên công thức xác định
- Đánh giá sự phát triển kinh tế quốc gia
- Lĩnh vực kinh tế vĩ mô
- Khái niệm chung được sử dụng trên toàn thế giới.
+ Khác nhau giữa GDP và GNP
- GNP là Tổng sản lượng quốc gia (trong & ngoài nước)
- GDP là Tổng sản phẩm nội địa (trong nước) hay Tổng sản phẩm quốc nội hay
GNP mang nghĩa rộng hơn so với GDP, bởi nó bao gồm luôn cả Tổng sản lượng quốc gia, có nghĩa là tính luôn cả các nguồn thu từ ngoài lãnh thủ của quốc gia đó.
Top 10 quốc gia đứng đầu GDP danh nghĩa
- Mỹ
- Trung Quốc
- Nhật Bản
- Đức
- Vương quốc Anh
- Pháp
- Ấn Độ
- Ý
- Brazil
- Canada
Top 10 quốc gia đứng đầu GDP thực tế
- Trung Quốc
- Mỹ
- Ấn Độ
- Nhật Bản
- Đức
- Nga
- Indonesia
- Brazil
- Vương quốc Anh
- Pháp
Giảm phát (Deflation) – Nguyên nhân, Tác động, Giải pháp
Giảm phát là thuật ngữ chỉ sự giảm liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, khi đó sức mua trong nước của đồng nội tệ liên tục tăng. Giảm phát được cho là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.
Tương tự như lạm phát, giảm phát được tính thông qua mức tăng giảm tương đối của chỉ số giá tiêu dùng CPI (%). Giảm phát giúp tăng giá trị của tiền và khiến cho việc sở hữu tiền trở nên phổ biến nhưng đồng thời mang lại những rủi ro, hậu quả thậm chí còn trầm trọng hơn cả lạm phát.
1. Nguyên nhân
– Tổng cầu: Tổng cầu xã hội giảm cụ thể ở vốn đầu tư nước ngoài giảm, đầu tư trong nước thấp. Thu nhập thực tế của công dân giảm làm sức mua thị trường kém. Tổng cầu giảm kéo theo suy théo kinh tế và thất nghiệp. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát.
– Tổng cung: Lượng tiền cung ứng không đủ cho lưu thông. Hàng hóa nhiều nhưng giá hàng hóa giảm do lượng cầu thấp. Hàng hóa dư thừa, nhàn rỗi không có thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, hàng hóa nhập lậu trốn thuế từ bên ngoài vào số lượng lớn, làm nhu cầu thị hiếu giảm sút với hàng nội địa, chèn ép hàng nội địa, gây gián đoạn thị trường.
– Sự tương quan giữa các nhân tố cung tiền và tổng cung, cầu tiền và tổng cầu: thắt chặt quá mức chính sách tiền tệ thường kéo theo nợ nần và đổ vỡ của các ngân hàng thương mại, tín dụng ngưng trệ tạo nên áp lực giảm phát.
– Sai lầm trong điều hành vì mô: áp dụng các giải pháp chống lạm phát quá liều như thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức.
2. Tác động tiêu cực
Khi giá giảm, hoạt động kinh tế cũng ngưng trệ theo. Hộ gia đình hoãn chi tiêu chờ giảm gái sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng nhằm tiết kiệm chi phí. Tác động của giảm phát trực tiếp đến các yếu tố sau:
a/ Lãi suất: lãi suất phản ảnh giá tiêu dùng trong hiện tại so với giá tiêu dùng trong tương lai. Lãi suất danh nghĩa tiến về 0 khiến tăng cung tiền không thể chuyền thành nguồn cho đầu tư và chính sách tiền tệ mất vai trò kích thích kinh tế.
Giảm phát kéo dài cùng với lãi suất thấp kéo theo những hệ lụy: sản lượng đình đốn và suy thoái, kỳ vọng giảm phát tạo ra lãi suất thực tăng gây ra suy thoái mở rộng. Suy thoái kéo dài và giảm phát liên tục làm cho chính sách tiền tệ mất tác dụng ( Bẫy thanh khoản).
b/ Giá trị lao động, giá trị đồng tiền và giá trị hàng hóa: Khi giảm phát diễn ra, giá cả giảm và đồng tiền có giá hơn, nhà đầu tư có xu hướng giữ tiền và giảm bớt chi tiêu tạo nên cú shock kinh tế vì thiếu vốn luân chuyển.
Giảm phát còn thúc đẩy giảm lương người lao động khi công ty phải điều tiết trở lại để bù lại khoản thiệt hại do việc giảm giá gây ra. Các vấn đề nảy sinh kết hợp với nhau tạo nên vòng xoáy khiến giảm phát mạnh hơn nữa gây ra các tình trạng thất nghiệp, vỡ nợ, giảm lợi nhuận, phá sản…v..v..
3. Tác động tích cực
Giảm phát hình thành do công nghệ mới giúp tăng năng suất và sản lượng khi nền kinh tế phát triền nhanh chóng. Môi trường kinh doanh cởi mở, ngăn chặn tối đa hình thức độc quyền tạo nên thị trường tự do giúp nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tận dụng tối đa nguồn lực và đem đến nguồn lợi tối đa cho người tiêu dùng.
4. Giải pháp
- Sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ hợp lý để hỗ trợ tổng chi tiêu và kịp thởi xử lý tình trạng lạm phát thấp đang suy giảm
- Duy trì vùng đệm ( khoảng tỷ lệ lạm phát an toàn dưới 10%) và đừng cố gắng đưa lạm phát về mức 0
- Giữ ổn định tài chính của nền kinh tế
- Nới lỏng chính sách tiền tệ, tập trung đầu tư cho tư nhân.
- Thúc đẩy hoạt động của khối doanh nghiệp
- Tăng chi tiêu công, kích thích thị trường.
- Tăng thuế doanh thu
GNP (Gross National Product) – Tổng sản phẩm quốc dân
Tổng sản phẩm quốc dân trong tiếng Anh là Gross National Product, viết tắt là GNP.
Tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Sản phẩm cuối cùng dùng để tính GNP là sản phẩm được đem đi tiêu thụ trực tiếp chứ không phải là sản phẩm trung gian phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm khác.
Ví dụ, với một chiếc xe máy đem bán cho người tiêu dùng thì xe máy đó được xem là sản phẩm cuối cùng; còn những bộ phận trên xe máy như: yên xe, bánh xe, bình điện,… mà nhà sản xuất bán cho nhà máy lắp ráp xe máy được xem là sản phẩm trung gian. Nhưng nếu bánh xe đó được bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì bánh xe được xem là sản phẩm cuối cùng. Vì thế, mà chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính vào chỉ số GNP.
Cách xác định
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) sẽ bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cộng thêm khoản thu nhập mà dân cư trong nước tạo ra ở nước ngoài và trừ đi các khoản thu nhập mà người nước ngoài tạo ra trong nước.
Chênh lệch giữa các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài và chuyển vào trong nước được gọi là thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài (tiếng Anh gọi là Net Foreign Factor Income, kí hiệu NFFI hoặc Net Factor Income from Abroad, kí hiệu NFIA hay NIA).
Quan hệ giữa GNP và GDP được thể hiện qua công thức sau:
GNP = GDP ± NIA
Tập đoàn tài chính Deutsche Boerse (Gruppe Deutsche Börse)
Tập đoàn tài chính Deutsche Boerse (tiếng Đức: Gruppe Deutsche Börse) là một công ty trao đổi, công nghệ, thanh toán bù trừ, lưu ký và chỉ số đa tầng điều hành Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt (tiếng Đức: Frankfurter Wertpapierbörse, FWB);
Danh mục sản phẩm và dịch vụ của Tập đoàn tài chính Deutsche Boerse bao gồm giao dịch chứng khoán và chứng khoán phái sinh, thanh toán giao dịch, thanh toán bù trừ, thông tin dữ liệu thị trường, phát triển và vận hành hệ thống giao dịch điện tử. Công ty cũng có một doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm đầu tư vào các công ty fintech, DB1 Ventures.
Có trụ sở tại Frankfurt, công ty có mặt tại Luxembourg, Prague, London, Zurich, Moscow, New York, Chicago, Hong Kong, Singapore, Bắc Kinh và Tokyo, cùng các thành phố khác.
Deutsche Boerse có giá trị vốn hóa thị trường là 19 tỷ USD.
Lịch sử bắt đầu
Deutsche Boerse AG được thành lập vào tháng 12 năm 1992 khi nó đổi tên từ Frankfurter Wertpapierbörse AG, nhưng câu chuyện nguồn gốc của nó quay ngược, xa hơn đáng kể với các sàn giao dịch khác, kho thanh toán bù trừ và nhà cung cấp công nghệ khác nhau của Đức theo thời gian đã hợp nhất thành thực thể được gọi là Deutsche Boerse. Di sản lâu đời nhất thuộc về Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt – các quy tắc và luật lệ của nó được ban hành vào năm 1666.
Việc đổi tên năm 1992 là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm củng cố ngành công nghiệp chứng khoán bị phân mảnh của Đức. Mười phần trăm cổ phần được phân phối cho bảy sàn giao dịch chứng khoán khu vực của Đức bên ngoài Frankfurt, nhưng các ngân hàng có trụ sở tại Frankfurt vẫn giữ lại phần lớn cổ phần.
Deutsche Boerse trong những năm 90 tập trung vào tăng trưởng và, giống như các đối tác toàn cầu, quá trình điện tử hóa sớm. Năm 1993, nó thành lập BOSS-CUBE, một nền tảng điện tử được sử dụng để hợp nhất việc định tuyến đơn hàng, xác định giá và xử lý.
Sàn giao dịch cũng nhận được hỗ trợ điện tử vào năm 1993. Năm 1996, công ty có một trang web. Năm 1997, hệ thống giao dịch điện tử hoàn toàn cho thị trường tiền mặt, Xetra , đã được ra mắt. Xetra đã thay thế IBIS, một hệ thống liên ngân hàng dựa trên màn hình.
Năm 1998, Deutsche Boerse liên doanh với Dow Jones và SIX Swiss Exchange để thành lập STOXX, một nhà cung cấp chỉ số. Động thái này được thực hiện với dự đoán về sự ra đời của khu vực đồng euro.
Ra mắt Eurex & Clearstream
Cũng trong năm 1998, Tập đoàn tài chính Deutsche Boerse, phối hợp với SIX Swiss Exchange, ra mắt Eurex bằng cách hợp nhất sàn giao dịch phái sinh của Thụy Sĩ Soffex và thị trường kỳ hạn DTB của Đức.
Eurex là sàn giao dịch phái sinh lớn thứ năm theo khối lượng vào năm 2016 theo khảo sát khối lượng hàng năm của FIA.
Sự ra mắt của Eurex tương ứng với sự ra mắt của Eurex Clearing, một đối tác trung tâm cho tất cả các giao dịch Eurex. Vào tháng 3 năm 2003, Eurex Clearing đã mở rộng các dịch vụ của mình để bao gồm Xetra và sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt.
Năm 2000 Deutsche Boerse Clearing hợp nhất với Cedel International, thành lập Clearstream, nhà cung cấp các dịch vụ thanh toán và thương mại cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường trong nước và quốc tế. Ban đầu, Deutsche Boerse là một bên liên quan 50% – nó sẽ mua lại số cổ phần còn lại vào năm 2002, khi Clearstream được chuyển thành Tập đoàn Deutsche Boerse. Dịch vụ Clearstream phục vụ thị trường trong nước và quốc tế với 2.500 khách hàng tại 110 quốc gia.
LSE Courtship
Vào tháng 5 năm 2000, Sở giao dịch chứng khoán London và Deutsche Boerse đã công bố kế hoạch tạo ra một siêu sàn giao dịch châu Âu gọi là iX. Vào thời điểm đó, iX sẽ là sàn giao dịch lớn thứ ba trên thế giới.
Thỏa thuận đã có vấn đề ngay từ đầu. Các cổ đông của LSE (phê duyệt thỏa thuận yêu cầu 75% phải có mặt trong hội đồng quản trị) tỏ ra nghi ngờ và các công ty môi giới nhỏ sợ rằng họ sẽ bị thiệt thòi bởi sự ràng buộc ở quy mô đó và Frankfurt bị London chiếm đoạt quyền kiểm soát. Có sự không chắc chắn về giám sát quy định. Ngoài ra, một báo cáo nội bộ bị rò rỉ từ Merrill Lynch phân tích thỏa thuận được đề xuất cho thấy nó là “không thể thực hiện được” và sẽ mất nhiều năm để bất kỳ lợi ích nào có kết quả.
Nhiều vấn đề trong số này sẽ xuất hiện trong những nỗ lực sau đó để hợp nhất các sàn giao dịch.
Sau khi đấu thầu thất bại, sàn giao dịch đã được niêm yết vào tháng 2 năm 2001, với giá trị vốn hóa thị trường là 4 tỷ euro.
Vào năm 2004, nó đã cố gắng hợp nhất với cả SWX Swiss Exchange và một lần nữa với Sở giao dịch chứng khoán London (LSE). Đề nghị tiếp quản của Deutsche Boerse là 2,5 tỷ USD. Deutsche Boerse đã rút lại lời đề nghị vào tháng 3 năm 2005.
Nỗ lực thứ hai không thành công để mua lại LSE đã dẫn đến sự ra đi của Giám đốc điều hành nổi tiếng của sàn giao dịch Werner Seifert và Chủ tịch Rolf E. Breuer, sau khi một quỹ đầu cơ ít được biết đến trước đây có tên là Quỹ đầu tư cho trẻ em (TCI) đã dẫn đầu một cuộc nổi dậy của cổ đông trong đầu năm 2005.
Seifert từ chức vào ngày 9 tháng 5 năm 2005, và Breuer rời đi vài tháng sau đó. Seifert được ghi nhận là người đã biến Frankfurt Exchange từ một thị trường cấp tỉnh thành một công ty lớn ở châu Âu.
Euronext và mở rộng
Vào tháng 11 năm 2005 Reto Francioni được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành. Một trong những hành động đầu tiên của anh ấy là đề xuất một “Merger of Equals” với sàn giao dịch toàn châu Âu Euronext, sau đó xảy ra cuộc chiến đấu thầu với Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Deutsche Boerse cuối cùng đã rút lại đề nghị của mình và NYSE đã mua lại Euronext vào năm 2006. Các quan chức của Deutsche Boerse cho biết vào thời điểm đó rằng các công ty có quá ít điểm chung để hội nhập và việc giá cổ phiếu của Euronext tăng so với Deutsche Boerse đã khiến việc mua lại trở nên quá đắt.
Vào năm 2007, Deutsche Boerse đã mở rộng sang lĩnh vực quyền chọn cổ phiếu của Hoa Kỳ với việc mua lại 2,8 tỷ đô la tiền mặt của Sở giao dịch chứng khoán quốc tế (ISE), nơi tạo ra một trong những thị trường phái sinh xuyên Đại Tây Dương lớn nhất. ISE nằm dưới sự bảo trợ của Tập đoàn Eurex và họ đã làm việc cùng nhau. Deutsche Boerse đã bán doanh nghiệp cho Nasdaq với giá 1,1 tỷ đô la vào tháng 6 năm 2016.
Deutsche Boerse và SIX đã mua lại cổ phần của Dow Jones trong STOXX vào năm 2009 với giá 306 triệu đô la. Deutsche Boerse mua lại cổ phần còn lại của STOXX từ SIX vào tháng 7 năm 2015 với giá 679 triệu đô la, cấp cho công ty toàn quyền sở hữu. Thỏa thuận cũng bao gồm Indexium, nền tảng làm nền tảng cho các chỉ số STOXX.
Vào tháng 7 năm 2010, một tài liệu của công ty cho biết sàn giao dịch mẹ sẽ nhắm mục tiêu đến các công ty quản lý quỹ, quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm như những khách hàng mới và sẽ cung cấp cho những khách hàng này các dịch vụ trực tiếp thay vì thông qua ngân hàng.
Vào ngày 25 tháng 1 năm 2011, Scila Surveillance, một giải pháp đa tài sản do Cinnober tiếp thị, đã được chọn cho hai sàn giao dịch lớn nhất của Tập đoàn Deutsche Boerse; Eurex và Xetra.
Vào tháng 2 năm 2011, Deutsche Boerse thông báo rằng công ty con của họ, Eurex Zuerich AG, sẽ chiếm đa số cổ phần trong EEX. EEX là một sàn giao dịch năng lượng ở Châu Âu được thành lập vào năm 2002.
Vào đầu tháng 2 năm 2011, các báo cáo xuất hiện rằng Deutsche Boerse và NYSE Euronext đang trong “các cuộc đàm phán nâng cao” để hợp nhất. Một sự hợp nhất như vậy sẽ tạo ra nhà điều hành sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ chấp thuận việc sáp nhập vào cuối năm 2011, nhưng Ủy ban Châu Âu sau đó đã chặn thương vụ này, nói rằng công ty bị sáp nhập sẽ gần như độc quyền.
Vào tháng 12 năm 2012, Intercontinental Exchange thông báo rằng họ sẽ mua lại NYSE Euronext.
Hạn hán – Tác động đến năng suất Cà phê như thế nào ?
Hạn hán là một thời gian kéo dài nhiều tháng hay nhiều năm khi một khu vực trải qua sự thiếu nước và thường xảy ra ở khu vực đó luôn nhận được lượng mưa ít, dưới mức trung bình. Hạn hán có thể tác động đáng kể lên hệ sinh thái và nông nghiệp của vùng bị ảnh hưởng.
Mặc dù hạn hán có thể kéo dài nhiều năm, nhưng một trận hạn hán dữ dội ngắn hạn cũng có thể gây ra thiệt hại đáng kể và gây tổn hại nền kinh tế địa phương.
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: hạn khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.
1. Nguyên nhân khách quan
– Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt.
– Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn.
– Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng, kể cả vùng mưa nhiều.
2. Nguyên nhân chủ quan
Do con người gây ra:
– Tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước.
– Việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước.
– Công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng. Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn…
3. Tác động như thế nào đến cây Cà phê ?
Tình trạng hạn hán trên thế giới kéo dài từ lâu nguyên nhân chính cho việc di cư hàng loạt và đóng một vai trò quan trọng trong lượng di cư hiện nay.
Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn nước.
Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói mòn đất.
Từ năm 2009 – 2010, nhiệt độ cao hơn các năm trước, nắng nóng kéo dài làm khô hạn rất nhiều nơi ở Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng khiến năng suất cà phê giảm khoảng 15 – 25% so với các năm trước.
Niên vụ 2013 – 2014, hạn hán kéo dài trong những tháng đầu năm khiến 45.000 ha cà phê bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có khoảng 5.000 ha bị mất trắng. Bệnh gỉ sắt bùng phát và gây ảnh hưởng tại một số huyện ở Lâm Đồng. Chưa kể mưa đá làm cho trái non bị rụng nhiều.
Tại Sơn La có 3 đợt rét đậm, rét hại và sương muối cuối năm 2017 làm cho 1.300 ha cà phê bị ảnh hưởng. Khu vực Tây Nguyên, lá cà phê cũng bị rụng, hiện tượng “hoa chanh” xuất hiện với tỷ lệ khá cao, từ 20 – 30% ảnh hưởng đến năng suất.
Từ tháng 1 – 6/2016, tình trạng khô hạn khốc liệt diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm trên 100.000 ha cà phê do không đủ nước tưới. Nghiêm trọng nhất là ở Đăk Lăk và Gia Lai có gần 40% diện tích cà phê bị ảnh hưởng. Một số diện tích bị chết không thể khôi phục được.
Lượng mưa bình quân có xu hướng thay đổi, đặc biệt là từ tháng 4 – 7/2016, giai đoạn cây cà phê cần nhiều nước để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng, phát triển của quả. Lượng mưa có xu hướng thấp, tần suất mưa ít, gây thiếu nước, cây không thể hấp thu dinh dưỡng đầy đủ để nuôi quả, làm quả cà phê bị khô và rụng, hoặc nhân nhỏ giảm năng suất, chất lượng.
Năm 2015 lượng mưa chỉ bằng 60% so với bình quân nhiều năm và là năm hạn khốc liệt nhất. Do tác động của El Nino cũng đã làm cho kích cỡ hạt cà phê nhân giảm khoảng 30%, đặc biệt là ở vùng khô hạn nặng thì giảm đến 45%.
Như vậy, hạn hán đã làm tăng nguy cơ thiếu hụt nước tưới cho cà phê, vì thế ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Thực tế, ảnh hưởng rõ nét nhất là hiện tượng mùa mưa kết thúc sớm làm cây phân hóa mầm hoa sớm, kết hợp với cơn mưa muộn (tháng 12) làm cà phê nở hoa sớm và không tập trung ảnh hưởng đến năng suất.
Hiệp định Cà phê quốc tế ICA (International Coffee Agreement)
Hiệp định Cà phê quốc tế, tiếng anh là ICA, là viết tắt của chữ International Coffee Agreement.
Được ký kết bở 77 thành viên chính phủ của Hội đồng Cà phê quốc tế International Coffee Council tại Luân Đôn vào tháng 9 năm 2000 sau khi Hiệp định ICA 1994 hết hạn hiệu lực ngày 30/09/1999. Hiệp định kéo dài 6 năm này đã đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các nước sản xuất và nước tiêu dùng Cà phê trên thế giới và đã có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001, vì vậy hiệp định này được gọi tắt là ICA 2001.
Tổ chức cà phê quốc tế ( ICO ) được thành lập vào năm 1963 tại London, dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ) vì tầm quan trọng kinh tế lớn của cà phê. Nó điều hành Hiệp định Cà phê Quốc tế (ICA), một công cụ quan trọng để hợp tác phát triển.
Đó là kết quả của Thỏa thuận cà phê quốc tế 5 năm được ký năm 1962 tại Liên hợp quốc tại thành phố New York và được đàm phán lại vào các năm 1968, 1976, 1983, 1994 và 2007 tại ICO ở London.
Hội đồng cà phê quốc tế là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổ chức và bao gồm đại diện của mỗi Chính phủ thành viên. Họ họp vào tháng 3 và tháng 9 để thảo luận về các vấn đề cà phê, phê duyệt các tài liệu chiến lược và xem xét các khuyến nghị của các cơ quan tư vấn và ủy ban.
Trụ sở chính của ICO được đặt tại 222 Grey’s Inn Road ở London và Giám đốc điều hành hiện tại của nó là Jose Sette người Brazil.
Sau khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận cà phê quốc tế vào tháng 6 năm 2018, các Chính phủ thành viên ICO chiếm 98% sản lượng cà phê thế giới và 67% lượng tiêu thụ của thế giới.
Hiệp định hàng hóa quốc tế nhằm ổn định giá cả và điều chỉnh cung – cầu cà phê. Dựa trên sự vận động của Liên Hợp Quốc, hầu hết các nước sản xuất và tiêu dùng đều là thành viên. Hiệp định cà phê quốc tế năm 1983 hiện tại có hiệu lực vào năm 1985. Xung đột lợi ích của các quốc gia thành viên về phân bổ hạn ngạch xuất khẩu đã bị mâu thuẫn và hiệu lực chấm dứt vào tháng 7 năm 1989. Thời hạn của thỏa thuận năm 1994 là cuối tháng 9 năm 1999 nhưng kéo dài đến cuối tháng 9 năm 2001. Các nước thành viên là nước xuất khẩu 45, nước nhập khẩu 18 và EU (1997).
Hiệp hội 4C – Tổ chức cho Cộng đồng Cà phê
Hiệp hội 4C là tổ chức quốc tế thực hiện Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng Cà phê. Hiệp hội 4C – Common Code for the Coffee Community Association có trụ sở lại Bonn – Cộng hòa liên bang Đức.
Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam là một thành viên sáng lập của Hiệp hội 4C và thuộc nhóm hội viên liên kết. Sau một thời gian dài chuẩn bị, Hiệp hội đã họp đại hội đồng lần thứ nhất bầu ra Hội đồng vào năm 2007 với tiêu đề “ đưa cà phê 4C ra thị trường”. Hiệp hội đang chuẩn bị họp đại hội đồng lần thứ hai vào 2 ngày 27,28 tháng 5 năm 2009 và sẽ bầu ra Hội đồng mới.
Đến tháng 3 năm 2009 đã có 73 đơn vị 4C trên toàn cầu tham gia đánh giá về cà phê 4C trong đó có 49 đơn vị đã được cấp giấy phép kinh doanh cà phê sản xuất trong điều kiện tuân thủ các nguyên tắc 4C, một đơn vị đang trong quá trình đánh giá và 23 đơn vị đang chuẩn bị. Các đơn vị 4C đã cung cấp 8.251.323 bao cà phê ( bao 60kg) trên tổng diện tích 310.159 ha.
Hoạt động của ngành cà phê Việt Nam
Đã thành lập một tổ công tác chuyên trách về cà phê trong đó có cà phê 4C trực thuộc Cục trồng trọt- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và đại diện Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam là ủy viên thường trực.
Trong 2 năm 2007, 2008 Tổ công tác phối hợp với các Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, được sự giúp đỡ của Hiệp hội 4C về chuyên gia và tài chính đã tổ chức 6 lớp tập huấn tiểu giáo viên về Bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê, trong đó có :
- 2 lớp ở Đaklak
- 2 lớp ở Lâm Đồng
- 1 lớp ở Sơn La
- 1 lớp ở Quảng Trị
Số học viên tham gia là 160 người, là cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật của các Sở nông nghiệp, Viện khoa học và một số nông dân.
Trong năm 2008 đã có 8 đơn vị tham gia sản xuất cà phê 4C trên diện tích 9.032,88 ha, sản lượng 41.459,94 tấn cà phê nhân xuất khẩu.
Trong các đơn vị được công nhận là thành viên mới của Hiệp hội 4C từ tháng 12- 2008 có một đơn vị Việt Nam là Công ty tập đoàn Thái Hòa.
Nguồn: Internet
Hối phiếu (Bill Of Exchange) là gì ? Chức năng là gì ?
Hối phiếu (Bill Of Exchange) là gì?
Hối phiếu (Bill Of Exchange) là mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác thụ hưởng, và yêu cầu người này ngay khi nhận được hối phiếu hoặc vào một ngày cụ thể nào đó phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc trả cho người khác.
Đặc điểm của hối phiếu
Hối phiếu có 3 đặc điểm quan trọng sau:
- Tính trừu tượng: Trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán là khi nào… không cần phải nói lên nguyên nhân việc phải trả tiền trên hối phiếu.
- Tính bắt buộc trả tiền: Người trả tiền phải trả đầy đủ đúng theo yêu cầu trên tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật chi phối nó. Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.
- Tính lưu thông: Hối phiếu có tính lưu thông vì hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của nó, hoặc có thể dùng hối phiếu để cầm cố, thế chấp để vay vốn tại NHTM hoặc dùng để chiết khấu tại NHTM,…
Chức năng của hối phiếu
Hối phiếu có 3 chức năng:
- Phương tiện thanh toán: Hối phiếu giúp người bán đòi tiền người mua và giúp người chuyển tiền trả nợ cho người bán;
- Phương tiện đảm bảo: Hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có thể mua bán, cầm cố, thế chấp,…
- Là phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng.
Nội dung bắt buộc của hối phiếu
(1). Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange hoặc là Draft). Nếu tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh.
(2). Số tiền và loại tiền: Số tiền nhất định này được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.
Chú ý: Số tiền trên hối phiếu không được vượt quá số tiền ghi trên hóa đơn và số tiền ghi trong thư tín dụng (L/C).
(3). Người trả tiền hối phiếu: Họ tên và địa chỉ người trả tiền của hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới bên trái của hối phiếu, tức là ghi vào chỗ chữ “To……………..” .
- Trong phương thức thanh toán nhờ thu: người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu.
- Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở L/C.
(4). Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu có 2 dạng:
+ Trả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này” (at ……. Sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange).
+ Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận:
* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu
(At…X.days….after sight of this……….)
* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu
(At ….X days…after signed of this……..)
* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký vận đơn
(At…..X days….after bill of lading date of this…..)
* Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng
(At…..X days…..after shipment date of this…….)
* Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai
(On……(date)…..of this……..)
(5). Địa điểm trả tiền của hối phiếu:
Nếu không có quy định khác, thì địa chỉ của người bị ký phát (người trả tiền) được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu quy định một địa điểm thanh toán khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán hối phiếu.
(6). Người được hưởng lợi hối phiếu:
Người hưởng lợi có thể là: Bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay.
Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
(7). Nơi và ngày lập hối phiếu:
- Nơi lập hối phiếu: ở nước người phát hành hối phiếu (người xuất khẩu)
- Ngày lập hối phiếu: không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C.
(8). Người ký phát hối phiếu:
Tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc phải thể hiện trên hối phiếu.
Chữ ký của người ký phát muốn có hiệu lực phải là chữ ký của người có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý. Chữ ký phải được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người ký phát hối phiếu phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu … mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.
Tóm lại, khi kiểm tra hối phiếu cần lưu ý nội dung trên hối phiếu cần show chi tiết các thông tin sau:
- Phải có chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange) ghi trên mặt trước chứng từ.
- Lệnh thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán vô điều kiện một số tiền nhất định.
- Tên và địa chỉ của người bị ký phát (người chịu trách nhiệm thanh toán/chấp nhận hối phiếu)
Các loại hối phiếu
Hối phiếu có rất nhiều loại và tùy vào từng căn cứ người ta chia hối phiếu thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số căn cứ để phân loại hối phiếu:
a. Căn cứ vào thời hạn thanh toán:
b. Căn cứ vào chứng từ kèm theo:
- Hối phiếu trơn (Clean Bill)
- Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill)
c. Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng:
- Hối phiếu đích danh (Restrictive Bill)
- Hối phiếu theo lệnh (To Order Bill)
- Hối phiếu vô danh (Bear Bill)
d. Căn cứ vào người ký phát hối phiếu:
- Hối phiếu thương mại (Commercial Bill)
- Hối phiếu ngân hàng (Banking Bill)
e. Căn cứ vào trạng thái chấp nhận:
- Hối phiếu chưa được ký chấp nhận
- Hối phiếu đã được người trả tiền ký chấp nhận
f. Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu:
- Hối phiếu nội tệ
- Hối phiếu ngoại tệ
Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông – HKSE
Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông trong tiếng Anh là Hong Kong Stock Exchange hay Stock Exchange of Hong Kong.
Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông là thành viên của Tập đoàn HKEX và là địa điểm hàng đầu về hoạt động huy động vốn cho các nhà phát hành ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.
Đây là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường. Do sự thống trị của giao dịch điện tử, HKSE đã đóng cửa phòng giao dịch tại sàn vào năm 2017.
HKSE là một trong những thị trường lớn nhất châu Á với hơn 2.100 công ty niêm yết tính đến cuối năm 2017.
Tổng vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch là khoảng 34 tỉ đô la Hồng Kông vào cuối năm 2017.
Sự tăng trưởng mà sàn giao dịch có được đến ngày hôm nay là nhờ sự gia tăng số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đại lục (“cổ phiếu H” trên thị trường chứng khoán Hồng Kông), cổ phiếu của các công ty này gia tăng giá trị nhanh chóng cùng với đó là sự phát triển kinh tế vượt bậc của đất nước này.
Vốn hóa thị trường tối thiểu cho một công ty niêm yết hiện là 500 triệu đô la Hồng Kông và giá trị thả nổi công khai tối thiểu là 125 triệu đô la Hồng Kông.
Sàn giao dịch đã tăng mức tối thiểu này trong năm 2017 để tăng cường tính thanh khoản trong giao dịch cho những người tham gia thị trường và nâng cao chất lượng của các tổ chức phát hành niêm yết của sàn giao dịch.
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội có tên tiếng Anh và là viết tắt của từ Hanoi Stock Exchange – HNX
Trước kia là Trung Tâm Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu.
Ngày 2/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 01/2009/QĐ-TTg chuyển đổi trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội.
Ngày 24/6/2009 sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng.
Sau gần nhiều năm hoạt động, quy mô của Sở đã phát triển mạnh mẽ với 3 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ hiện đại: cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ và thị trường UPCOM; cùng với đó SGDCK Hà Nội cũng tổ chức các phiên đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Chính Phủ.
Chức năng của SGDCK Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán.
Mục tiêu hoạt động của SGDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán công bằng, minh bạch, hiệu quả đông thời phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường chứng khoán, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo và đẹm lại lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp tham gia thị trường.
Với những đóng góp và thành tích hoạt động của mình, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì vào năm 2010.
Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam gồm một số mã chứng khoán được giao dịch tại SGDCK Hà Nội được gọi là HNX-Index. HNX-Index là một chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam bao gồm một số mã chứng khoán được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Trước kia, khi SGDCK Hà Nội còn được gọi là Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC) thì chỉ số này được gọi là HASTC-Index.
Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh – HOSE
Sở Giao Dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) được thành lập vào 07/2000 là một đơn vị trực thuộc ủy ban chứng khoán nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam.
Chỉ số giá cổ phiếu trong phiên giao dịch của tất cả các công ty niêm yết tại HOSE được gọi chung là chỉ số VN-Index.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động như một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà Nước với số vốn điều lệ 1000 tỷ đồng. Cũng giống như các sở giao dịch chứng khoán trên thế giới hiện nay thường hoạt động dưới dạng công ty cổ phần.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một thể chế chính thức mà thông qua đó trái phiếu chính phủ mới được phát hành và HOSE có chức năng như một thị trường thứ cấp cho một số phát hành trái phiếu hiện hữu.
Tất cả các chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam (VNĐ).
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chính thức thành lập năm 1996, chịu trách nhiệm đối với việc phát triển thị trường vốn và cấp giấy phép niêm yết chứng khoán cho các công ty và giấy phép hoạt động cho các công ty chứng khoán, ban hành các quy định.
Để được niêm yết, một công ty phải có lãi liên tục trong 2 năm, có vốn điều lệ ít nhất 5 tỷ đồng và có tối thiểu 50 cổ đông ngoài công ty, nắm giữ tối thiểu là 20% cổ phiếu.
Các công ty liên doanh với nước ngoài về mặt kỹ thuật thì đủ tư cách niêm yết, nhưng để được niêm yết trên sàn, các công ty này phải được tổ chức lại thành công ty cổ phần.
Các công ty muốn được niêm yết thì phải được một công ty kiểm toán độc lập, được chấp thuận thực hiện kiểm toán và công khai báo cái tài chính cũng như bản cáo bạch bốn lần theo bốn quý trong năm.
Cơ chế giao dịch trên HOSE là một hệ thống đặt khớp lệnh tự động. Năng lực của hệ thống trước đây là khoảng 300.000 lệnh trong mỗi ngày.
Giá chứng khoán giao dịch bị giới hạn biên độ thay đổi hàng ngày là cộng – trừ 7% so với giá đóng cửa ngày hôm trước. Riêng trong ngày niêm yết đầu tiên của một cổ phiếu, chỉ thực hiện một đợt khớp lệnh, giá giao dịch được thực hiện với biên độ cộng – trừ 20%.
ICC – Phòng thương mại quốc tế
ICC là Phòng Thương mại Quốc tế. Đây là tổ chức kinh doanh thế giới, giúp hoạt động kinh doanh bảo đảm hòa bình, thịnh vượng và cơ hội cho tất cả mọi người.
1. Định nghĩa
ICC là viết tắt của tên tiếng Anh “International Chamber of Commerce” của Phòng Thương mại Quốc tế.
Phòng Thương mại Quốc tế được thành lập năm 1919, sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất khi không có hệ thống quy tắc thế giới nào chi phối các quan hệ thương mại, đầu tư, tài chính.
Tổ chức này đại diện cho 45 triệu công ty tại hơn 130 quốc gia, có trụ sở ở Paris Pháp.
ICC có hơn 3.000 chuyên gia từ các công ty thành viên của ICC cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm để xây dựng quan điểm của ICC về các vấn đề kinh doanh cụ thể.
2. Vai trò
Phòng Thương mại Quốc tế có ba hoạt động chính: thiết lập quy tắc, giải quyết tranh chấp, và vận động chính sách.
Thông qua sự kết hợp độc đáo giữa vận động, giải pháp và thiết lập tiêu chuẩn, ICC thúc đẩy thương mại quốc tế, hành vi kinh doanh có trách nhiệm.
Tổ chức này cũng cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp theo thị trường. Các thành viên của ICC gồm nhiều công ty hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội kinh doanh và phòng thương mại địa phương.
ICC đại diện cho lợi ích kinh doanh ở mức cao nhất trong việc ra quyết định liên chính phủ, cho dù tại Tổ chức Thương mại Thế giới hay Liên Hợp Quốc.
ICC đảm bảo tiếng nói của doanh nghiệp được lắng nghe và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nhân rộng các hành động vì mục tiêu bền vững.
IMF (International Monetary Fund) – Quỹ tiền tệ quốc tế
Quỹ Tiền tệ quốc tế là tổ chức tiền tệ – tín dụng quốc tế. Thành lập vào năm 1945 tại Oasinhtơn khi 29 chính phủ có 80% qua đóng góp ban đầu, ký quy chế do Hội nghị tiền tệ và tài chính của Liên hợp quốc xây dựng tại Bretton Woods (Hoa Kỳ) tháng 7 năm 1944.
Bắt đầu thực sự hoạt động từ ngày 1 tháng 3 năm 1947. Được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc.
Tổng số vốn là 202 tỉ đôla Mỹ. Trụ sở chính của IMF đặt ở Oasinhtơn, thủ đô của Hoa Kỳ.
Vào năm 1930, khi hoạt động kinh tế ở những nước công nghiệp lớn bị thu hẹp, nhiều nước bắt đầu áp dụng tư tưởng trọng thương nhằm bảo vệ nền kinh tế của họ bằng việc hạn chế nhập khẩu. Để khỏi giảm dự trữ vàng, ngoại tệ, một số nước cắt giảm nhập khẩu, một số nước phá giá đồng tiền của họ, và một số nước khác áp đặt các hạn chế đối với tài khoản ngoại tệ của công dân.
Những biện pháp này có hại đối với chính bản thân các nước đó vì, trên thực tế, mọi nước đều trở nên có lợi nhờ thương mại không hạn chế. Thương mại thế giới đã sa sút nghiêm trọng, khi việc làm và mức sống ở nhiều nước suy giảm.
Từ cuối Chiến thế giới lần thứ 2 cho đến cuối năm 1972, thế giới tư bản đã đạt được sự tăng trưởng thu nhập thực tế nhanh chưa từng thấy. Trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, lợi ích thu được từ tăng trưởng đã không được chia đều cho tất cả, song hầu hết các nước tư bản đều trở nên thịnh vượng hơn, trái ngược hoàn toàn với thực tế của những nước tư bản trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
Kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới có thay đổi lớn làm tăng nhanh tầm quan trọng của những mục tiêu của IMF, điều đó cũng có nghĩa là IMF phải thích ứng và hoàn thiện hơn.
Trong tổ chức và cơ chế ban đầu của IMF có nhiều nhược điểm. Trải qua các thời kì biến chuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động của mình theo hai hướng: ổn định các tỉ giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chế và phân biệt đối xử.
Sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá hối đoái cố định đặt ra sau chiến tranh bắt buộc phải thay đổi quy chế của IMF. Cuộc khủng hoảng đầu cơ gay gắt 1971 đã buộc Chính phủ Hoa Kỳ đình chỉ chế độ chuyển đổi đồng đôla lấy vàng vào 15.8.1971.
Đến 1972, theo Hiệp định Jamaica, các tỉ giá hối đoái được thả nổi. Điều đó đẩy các nước thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) không duy trì tỉ giá đồng tiền của mình theo đồng đôla nữa, mỗi nước tự do quy định, tuyên bố hay không tuyên bố tỉ giá đồng tiền của mình và như vậy vàng bị gạt ra khỏi hệ thống tiền tệ và được thay thế bằng quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights – SDR).
1. Mục đích:
IMF như “một tổ chức của 184 quốc gia”, nuôi dưỡng tập đoàn tiền tệ toàn cầu, thiết lập tài chính an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, đẩy mạnh việc làm và tăng trưởng kinh tế cao, và giảm bớt đói nghèo.
Tất cả các nước thành viên của Liên hợp quốc tham gia trực tiếp vào IMF hoặc được đại diện cho bởi những nước thành viên khác. IMF điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các thành viên và cho các nước bị thâm hụt cán cân thanh toán vay ngắn hạn và trung hạn (khác với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á là các tổ chức ngân hàng cho vay các dự án và chương trình phát triển dài hạn).
Nguồn vốn của IMF chủ yếu do các thành viên đóng góp theo cổ phần. Hiện nay, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, Nhật Bản 5,7%, Cộng hoà Liên bang Đức 5,7%, Pháp 5,1%, Anh 5,1%. Số phiếu trong các cơ quan lãnh đạo được phân phối phù hợp với tỉ lệ góp vốn, vì vậy đa số phiếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển nhất.
2. Cơ cấu của IMF
Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng Thống đốc, họp mỗi năm một lần, quyết định những vấn đề cơ bản, nhiệm kì 5 năm.
Ngoài Hội đồng Thống đốc còn có các uỷ ban phát triển, uỷ ban lâm thời của Hội đồng Thống đốc. Ban Giám đốc điều hành do tổng giám đốc làm chủ tịch, thực hiện công việc hàng ngày.
3. Các loại tín dụng
1) Tín dụng thông thường: nước được vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế ngắn hạn; mức tối đa được vay là 100% cổ phần của nước đó tại quỹ; thời hạn 3 – 5 năm; ân hạn 3 năm với lãi suất khoảng 5 – 7,5%.
2) Vốn vay bổ sung: mức vay có thể từ 100% đến 350% cổ phần của nước đó, tuỳ theo mức độ thiếu hụt; thời hạn 3 – 5 năm; ân hạn 3,5 năm; lãi suất theo lãi suất thị trường.
3) Vay dự phòng: tối đa được 62,5% cổ phần; thời hạn 5 năm; ân hạn 3,5 năm; lãi suất thị trường.
4) Vay dài hạn: nước đi vay phải có chương trình điều chỉnh kinh tế trung hạn và mọi khoản vay phải theo sát với việc thực hiện chương trình theo từng quý, từng năm. Mức vay bằng 140% cổ phần; thời hạn 10 năm; ân hạn 4 năm; lãi suất 6 – 7,5% năm.
5) Vay bù đắp thất thu xuất khẩu: cho các nước đang phát triển có đột biến thiếu hụt cán cân thương mại trong năm. Mức vay tối đa bằng 100% cổ phần; thời hạn và lãi suất như tín dụng thông thường.
6) Vay chuyển tiếp nền kinh tế: loại tín dụng mới xuất hiện để hỗ trợ cho các nước chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường; thời hạn vay 5 năm; ân hạn 3,25 năm; lãi suất thị trường.
Ngoài ra, còn một số loại tín dụng khác như vay để duy trì dự trữ điều hoà, vay để điều chỉnh cơ cấu …
Những tiến bộ nhanh chóng trong kỹ thuật công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm tăng hội nhập quốc tế của các thị trường, làm cho các nền kinh tế quốc dân gắn kết với nhau chặt chẽ hơn.
Xu hướng hiện nay là mở rộng số quốc gia tham gia IMF. Ảnh hưởng của IMF trong kinh tế toàn cầu được gia tăng nhờ sự tham gia đông hơn của các quốc gia thành viên.
Hiện IMF có 184 thành viên, nhiều hơn bốn lần so với con số 44 thành viên khi nó được thành lập.
Việt Nam là thành viên IMF từ 1976, thừa kế quy chế thành viên từ chính quyền Sài Gòn cũ. Cổ phần lúc đó là 314 triệu đôla Mỹ, chiếm 0,12% tổng số vốn của IMF.
Incoterms – Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương
Việc tìm hiểu khái niệm Incoterms là gì có thể xem là bước cơ bản với những ai học và làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể nhiều người đã từng tiếp xúc và nghe thuật ngữ này quen quen, nhưng hiểu rõ và áp dụng thuần thục Incoterms trong công việc lại là vấn đề khác.
I. Incoterms là gì vậy ?
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:
- Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
- Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
Chúng ta cần lưu ý rằng, các giao dịch mà Incoterms đề cập phải trên phạm vi thương mại quốc tế, chứ không phải là các giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Incoterms có những tác động nhất định đến các hoạt động xuất nhập khẩu.
Incoterms do phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) phát hành. Hiện bộ quy tắc này được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, phổ biến nhất là Tiếng Anh. Bạn cũng có thể tham khảo Incoterms tiếng Việt của nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, bản 2000 và 2010.
Chẳng hạn, các điều kiện Incoterm 2010 gồm có 11 điều, chia thành 4 nhóm E, F, C, D, chi tiết tên gọi như sau:
- Nhóm E – 1 điều khoản: ExW (ExWork) giao hàng tại xưởng
- Nhóm F – 4 điều khoản: gồm FOB (Free On Board), FCA (Free Carrier), FAS (Free Alongside)
- Nhóm C – 3 điều khoản: gồm CRF (Cost and Freight), CIF (Cost Insurance and Freight), CPT (Carriage Paid To), CIP (Cost Insurance Paid to)
- Nhóm D – 3 điều khoản: DAT (Delivered at Terminal), DAP (Delivered at Place), DDP (Delivered Duty Paid)
Trong 11 điều kiện trên cần lưu ý có 4 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa (FAS, FOB, CFR, CIF). 7 điều kiện còn lại có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không.
1. Mục đích của Incoterms
Mục đích chủ yếu của Incoterms là để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương. Theo đó, phân chia rõ trách nhiệm, chi phí, và rủi ro trong quá trình chuyển giao hàng từ người bán sang người mua.
Nhờ đó các bên tham gia có cách hiểu thống nhất, tránh hoặc giảm thiểu những tranh chấp phát sinh do mỗi bên có cách hiểu khác nhau về một số quyền và trách nhiệm cơ bản của mình.
Vậy có thể tóm lược 3 mục tiêu của Incoterms gồm:
- Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng
- Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán
- Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm
Giả sử nếu không có các điều khoản Incoterms này, hai bên mua bán sẽ phải đàm phán từng chi tiết, và như vậy thì hợp đồng sẽ trở nên dài dòng và mất nhiều thời gian thương thảo. Thay vì vậy, Incoterms quy định sẵn một bộ các quy tắc, kiểu thành block có sẵn với chi tiết kèm theo.
Khi đã lựa chấp thuận sử dụng quy tắc nào, thì coi như đã “tích hợp” những nội dung của quy tắc đó vào hợp đồng, đỡ phải thảo luận dài dòng, mà vẫn đảm bảo tính thông hiểu cao nhất (tất nhiên, không hiểu do yếu nghiệp vụ thì miễn bàn).
2. Giá trị pháp lý của Incoterms
Incoterms có giá trị pháp lý như luật định không ? Có bắt buộc phải thực hiện không ?
Câu trả lời là: KHÔNG NHẤT THIẾT.
Người mua và người bán không phải tuân thủ theo Incoterms, nếu họ không lựa chọn một trong những quy tắc này trong hợp đồng. Họ có thể thỏa thuận theo ý mình, và chẳng cần để ý tới thuật ngữ Incoterms làm gì.
Tuy nhiên, vì lợi ích mà bộ quy tắc này đem lại, nếu các bên đã đồng ý áp dụng điều khoản của Incoterms, thì phải tuân thủ theo. Nếu không sẽ coi như vi phạm hợp đồng, và xử lý theo điều khoản vi phạm của hợp đồng mua bán mà 2 bên đã thỏa thuận.
II. Những đặc điểm cần lưu ý của Incoterms
1. Incoterms không mang tính bắt buộc
Các bạn cần lưu ý rằng Incoterms không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc. Đó là nhưng tập quán thương mại nhiều hơn là những luật lệ buộc phải tuân theo trong mọi trường hợp.
Nghĩa là bạn có thể sử dụng những quy tắc trong Incoterms như những quy tắc tham khảo cho việc mua bán quốc tế.
Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào trong bản hợp đồng mua bán, lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới mang tính ràng buộc. Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này.
2. Có nhiều phiên bản cùng tồn tại
Incoterms có nhiều phiên bản, mà các phiên bản sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước đó. Điều này đòi hỏi khi sử dụng Incoterms trong hoạt động thương mại quốc tế, các bạn phải nêu rõ ràng cụ thể tên phiên bản mà mình áp dụng. Có như vậy các bên liên quan mới có thể thông hiểu, đối chiếu, xác định, và cam kết trách nhiệm.
Các phiên bản của Incoterms ban hành vào các năm: 1936, 1953 (được sửa đổi vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, và 2010. Bạn có thể xem nội dung Bảng tóm tắt thay đổi các phiên bản Incoterms
Trong quá trình tác nghiệp trong nhiều năm, tôi thấy một số bạn quên không đề cập đến phiên bản Incoterms đang sử dụng trong quá trình làm hợp đồng. Điều này nếu không được chỉnh sửa kịp thời, thì có thể gây ra không ít rắc rối cho việc đối chiếu, xác minh tính hiệu lực của các điều khoản trong hợp đồng.
3. Chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa
Các quy tắc của Incoterms chỉ được dùng để xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, trách nhiệm, chi phí từ người mua đến người bán.
Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, hay những hậu quả có thể có khi vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến, nghĩa là chưa được bao gồm trong Incoterms. Vì thế, ở các điều khoản khác của hợp đồng, những vấn đề này nên được thỏa thuận rõ ràng.
4. Mất hiệu luật trước luật địa phương
Nhiều người mới làm xuất nhập khẩu phụ thuộc vào các quy tắc trong Incoterms mà quên mất những luật lệ của quốc gia hay vùng lãnh thổ tham gia mua bán. Có thể do các bạn đó còn chưa nắm rõ tính chất của Incoterms hoặc còn ít kinh nghiệm, chưa linh hoạt trong việc áp dụng.
Cần lưu ý rằng các điều kiện trong Incoterms có thể bị mất hiệu lực nếu trái với luật địa phương. Do đó, các bên cần nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng mua bán.
5. Giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng
Khi áp dụng các quy tắc trong Incoterms, chúng ta cần nắm rõ bản chất điều kiện cơ sở giao hàng, và cũng cần phân biệt rõ điều này với nghĩa vụ, trách nhiệm thực tế của các bên trong hợp đồng.
Bởi lẽ, tùy theo vị thế mạnh yếu mà mỗi bên có thể đàm phán để tăng thêm hoặc giảm bớt quyền lợi và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo như vậy, hai bên cần đảm bảo không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.
6. Quy tắc mang tính bao quát
Các quy tắc trong Incoterms chủ yếu hướng đến những vấn đề chung có liên quan đến việc giao hàng. Còn những vấn đề khác như giá cả hàng hóa, phương thức thanh toán, các yêu cầu về bốc dỡ hàng hóa, lưu kho … thì hoàn toàn không quy định trong Incoterms, và do đó cần được quy định cụ thể và rõ ràng trong hợp đồng.
Incoterms thực sự đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc tế. Nó cung cấp cho bên mua và bên bán những quy tắc có thể tham khảo và áp dụng một cách thống nhất trong thương thảo và kí kết hợp đồng. Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm rõ Incoterms là gì là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến quá trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.
Investing.com – Nền tảng cung cấp dữ liệu tuyệt vời cho dân tài chính !
Investing.com là một nền tảng cung cấp dữ liệu, bảng báo giá theo thời gian thực, biểu đồ, công cụ tài chính, tin nóng và các bài phân tích trên 250 sàn giao dịch trên khắp thế giới với 44 phiên bản ngôn ngữ. Với hơn 21 triệu người dùng hàng tháng và hơn 180 triệu phiên giao dịch, Investing.com là một trong ba trang web tài chính hàng đầu thế giới theo SimilarWeb và Alexa.
Với hơn 300.000 công cụ tài chính, Investing.com cho phép người dùng truy cập không giới hạn và hoàn toàn miễn phí các công cụ hiện đại bậc nhất thị trường tài chính như báo giá và thông báo theo thời gian thực, danh mục đầu tư tùy chỉnh, thông báo cá nhân, lịch, công cụ tính và thông tin tài chính chuyên sâu.
Ngoài thông tin về các Thị trường Chứng khoán trên toàn cầu, Investing.com còn cung cấp thông tin về Hàng hóa, Tiền điện tử, các Chỉ số quốc tế, Các loại tiền tệ trên thế giới, Trái phiếu, các Quỹ và Lãi suất, Hợp đồng tương lai và Quyền chọn của các Quỹ giao dịch ngoại hối (ETF).
Investing.com hướng đến mục tiêu trở thành một nền tảng cung cấp thông tin toàn diện về tài chính cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư với các ứng dụng có sẵn trên hệ điều hành iOS và Android – đây là các ứng dụng về thị trường tài chính được đánh giá cao nhất trên Google Play trong năm năm liên tiếp.
Trong những năm qua, Investing.com đã trở thành một nhà cung cấp đáng tin cậy, giúp hàng trăm nhà quảng cáo trung thành có cơ hội tiếp cận đến người dùng toàn cầu và địa phương, trên tất cả các nền tảng có sẵn.
Được thành lập vào năm 2007, Investing.com hiện có hơn 250 nhân viên làm việc tại Tel Aviv, Madrid, Milan, Tokyo, Mumbai, Seoul và Thâm Quyến.
Địa Điểm Văn Phòng Investing.com
ISM (Institute for Supply Management Index)
ISM – Institute for Supply Management Index – Viện Quản lý cung ứng là hiệp hội quản lý cung ứng lâu đời nhất và lớn nhất trên thế giới. Được thành lập vào năm 1915, hiệp hội giáo dục phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ phục vụ các chuyên gia và tổ chức quan tâm đến quản lý cung ứng, cung cấp cho họ giáo dục, đào tạo, bằng cấp, ấn phẩm, thông tin và nghiên cứu.
ISM hiện có 50.000 thành viên tại hơn 90 quốc gia. Nó cung cấp hai bằng cấp, Chứng nhận chuyên nghiệp về Quản lý cung ứng (CPSM) và Chứng nhận chuyên nghiệp về đa dạng nhà cung cấp (CPSD) và hợp tác với Trường kinh doanh WP Carey tại Đại học bang Arizona, tài trợ cho CAPS Research.
ISM cạnh tranh với một số tổ chức giáo dục, chứng nhận và thành viên phục vụ cho chuỗi cung ứng, bao gồm APICS, Hiệp hội mua hàng cấp độ tiếp theo, Hiệp hội quản lý hợp đồng quốc gia, Hiệp hội mua hàng Mỹ, Trung tâm quản lý chuỗi cung ứng và mua hàng xuất sắc và Viện Mua sắm & Cung ứng đặc quyền.
Lịch sử
Viện Quản lý cung ứng có nguồn gốc từ năm 1915 với tư cách là Hiệp hội đại lý mua hàng quốc gia (NAPA).
Vào đầu thế kỷ XX, mua hàng và chức năng mà nó phục vụ và đại diện không được hưởng sự hỗ trợ đầy đủ của quản lý, mà thường thờ ơ với nó hoặc không biết về tiềm năng của nó. Trước năm 1915, các hiệp hội mua hàng địa phương đã thành lập tại ít nhất 10 thành phố lớn ở Mỹ, bao gồm một trong những nhóm hoạt động mạnh nhất ở Buffalo (thành lập năm 1904).
Có một nhận thức giữa một số người mua rằng họ cần một nhóm quốc gia để thăng tiến nghề nghiệp và chia sẻ thông tin hữu ích giữa các thành viên, nhưng sự hỗ trợ là không chính đáng. Có một mức độ nhất định mà các nhà tổ chức không tin tưởng phải vượt qua vì người mua thực tế xa lạ với nhau và sợ rằng sự tham gia của họ sẽ tiết lộ thông tin có thể có lợi cho các công ty đối thủ. Như Charles A. Steele, chủ tịch của NAPA đã tuyên bố vào năm 1923:
… Đó là một quy tắc bất thành văn rằng người mua là một trong những người không nên giao tiếp với nhau vì sợ rằng họ có thể làm hại người khác một số điều tốt và làm hại chính họ.
Trớ trêu thay, đó không phải là một đại lý mua hàng mà là một nhân viên bán hàng làm việc cho Công ty xuất bản Thomas tên là Elwood B. Hendricks, người đã nhận ra tiềm năng đầy đủ của chức năng mua hàng và là động lực thúc đẩy thành lập một hiệp hội mua hàng quốc gia.
Năm 1913, kế hoạch của Hendricks bắt đầu có kết quả khi ông giúp thành lập Hiệp hội đại lý mua hàng ở New York để trở thành hạt nhân của tổ chức quốc gia. Nhóm New York đã nộp đơn xin và nhận được một giấy phép cho NAPA vào năm 1915.
Các nhóm địa phương đầu tiên liên kết với hiệp hội quốc gia mới là Thành phố New York và Pittsburgh năm 1915 và Columbus năm 1916. South Bend, Cleveland, Chicago, St. Louis, Philadelphia, Detroit và Los Angeles theo họ vào năm 1917.
Buffalo sau đó liên kết với NAPA vào năm 1918 và đến năm 1920 đã có hơn 30 chi nhánh và con số đó tiếp tục tăng vọt. Những nỗ lực của Hendricks rất quan trọng trong thành công của tổ chức đến nỗi nó mang lại cho anh một thành viên trọn đời danh dự.
Mục tiêu của NAPA là:
- Gây ấn tượng với thế giới kinh doanh với tầm quan trọng của chức năng mua hàng đối với hạnh phúc kinh tế;
- Khuyến khích người mua để cải thiện bản thân và đóng góp nhiều hơn cho các công ty mà họ phục vụ.
Hiệp hội quốc gia mới là ba chi nhánh mạnh khi tổ chức hội nghị đầu tiên tại New York vào năm 1916 với 100 trong số 250 thành viên tham dự. Năm đó cũng chứng kiến NAPA ra mắt một tạp chí, Đại lý mua hàng, có tác động to lớn đến sự thành công của tổ chức và cuối cùng phát triển thành tạp chí Inside Supply Management hiện tại của hiệp hội. Năm 1918, khoảng một nghìn thành viên dự kiến sẽ tham dự hội nghị quốc gia năm đó.
Hiệp hội mới thu thập hơi nước và sớm bắt đầu cảm thấy sự hiện diện của nó trên sân khấu quốc gia. Trong vòng năm năm, tư cách thành viên của NAPA đã tăng vọt và có 32 chi nhánh và nhiều người nữa sẽ tham gia trong những thập kỷ tới.
Quản lý nguồn cung cấp
ISM định nghĩa quản lý cung ứng là:
Việc xác định, phân tích, xác định, mua sắm và hoàn thành hàng hóa và dịch vụ mà một tổ chức cần đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bằng cách quản lý các khả năng của đối tác bên ngoài và liên kết chúng với các mục tiêu của tổ chức, quản lý cung ứng góp phần định hướng chiến lược của một tổ chức thông qua tổng chi phí và khả năng quản lý.
Bằng cách giám sát hiệu quả và sự tham gia của mọi người, các quy trình và mối quan hệ, quản lý cung ứng tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua đổi mới, quản lý chi phí, cải thiện chất lượng, tối ưu hóa tài sản, giảm thiểu rủi ro, trách nhiệm xã hội và bền vững.
Các thành phần được bao gồm trong ô quản lý cung ứng là:
- Purchasing/procurement
- Strategic sourcing
- Logistics
- Quality
- Inventory control
- Materials management
- Warehousing/stores
- Transportation/traffic/shipping
- Disposition/investment recovery
- Distribution
- Receiving
- Packaging
- Product/service development
- Manufacturing supervision
Dữ liệu báo cáo
Hai số liệu báo cáo mà ISM công bố có tác động rất mạnh đến thị trường ngoại hối là:
- ISM Manufacturing PMI
- ISM Non Manufacturing PMI
ISM Manufacturing PMI – Chỉ Số Sản Xuất PMI (Quản Lý Sức Mua)
Sàn giao dịch Dầu Iran (The Iranian Oil Bourse) – IOB
Sàn giao dịch Dầu Iran (tiếng Ba Tư : بورس نفت ایران ), International Oil Bourse, được gọi là Sàn giao dịch dầu mỏ Iran, Sàn giao dịch Kish hoặc Sàn giao dịch dầu ở Kish. Tên được dùng nhiều nhất là Sàn giao dịch dầu thô Iran, là một sàn giao dịch hàng hóa, khai trương giai đoạn đầu tiên vào ngày 17 tháng 2 năm 2008.
Nó được tạo ra bởi sự hợp tác giữa các bộ của Iran, Iran Mercantile Exchange và các tổ chức nhà nước và tư nhân khác vào năm 2005.
IOB được dự định là một sàn giao dịch cho dầu mỏ, hóa dầu và khí đốt bằng nhiều loại tiền tệ khác với